Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Chi tiết bài viết

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

15/05/2020

Chủ đề hôm nay khá là thú vị nha. Những ai học tiếng Nhật ở đây chắc không ai là không biết đến một số câu thóa mạ người khác (với nghĩa là “ngu, đần độn, ngốc nghếch”) như Baka!, Aho! v.v.. Nhưng các bạn có biết chữ Hán của chúng là gì và cớ vì sao mà người xưa lấy các chữ Hán đấy với “ý đồ” thâm cay như vậy không? Làm rõ điều này chính là “sứ mệnh” của Truyện kể Kanji (số 13).

Oroka(愚か)

Thực chất đây mới là chữ “ngu”(愚)nếu chiếu theo âm và nghĩa Hán. Mặc dù khi chửi (hoặc bị chửi) là “đồ ngốc!” ta hay nghe đến “baka” hay “aho” nhưng về lý, nếu dùng đúng chữ Kanji, thì phải nói là “愚か者か!(orokamono-ka)” hoặc “愚か者め!” (orokamono-me) mới đúng. Người xưa cũng không phải ngẫu nhiên mà xây dựng chữ Hán này với ý nghĩa như vậy.

Đầu tiên, bộ ở trên là chữ (ぐ)với ý chỉ “loài khỉ giống với con người” (chắc là “tinh tinh”). Chữ này xuất hiện trong một số chữ khá quen thuộc như 偶然(ぐうぜん:ngẫu nhiên) hoặc 墨(すみ:góc) hoặc 偶に(たまに: thỉnh thoảng/đôi khi). Quay trở lại chữ 愚 thì ở trên là “tinh tinh”, ở dưới là “tâm (trái tim)”. Hàm ý rằng: Những kẻ ngu ngốc không biết suy nghĩ, bề ngoài là con người nhưng tâm trí và trí khôn chỉ khôn ngang với loài khỉ.

Tuy nhiên, rất ít khi chúng ta nghe thấy từ này được sử dụng. Vì sao ư? Theo mình thì đây là sự “tế nhị” của người Nhật đó. Nếu bạn dùng ngay chữ “ngu” để chửi người khác thì trực diện quá, chưa đủ sâu cay. Thay vào đó, sử dụng Baka hay Aho “sâu sắc” hơn nhiều, vì các chữ này đều lấy ý từ các điển tích cổ của Trung Hoa, phải vậy nó mới đủ độ “thâm thúy”, bị chửi mà không biết mình bị chửi.

BAKA!!! 😂😂😂 - -Upload by Mika-dere | Anime, Hình vui, Minh họa ...

Baka!(馬鹿)

Chữ Hán của Baka được ghép bởi hai chữ Hán 馬 (mã: nghĩa là ngựa) và 鹿 (lộc: nghĩa là hươu). Thế quái nào mà 馬鹿 ghép với nhau lại ra chữ “ngu ngốc” được nhỉ? Thực ra chữ này xuất phát từ một điển tích “Chỉ hươu bảo ngựa của Triệu Cao“:

Đó là vào thời nhà Tần. Người mới lên ngôi hoàng đế nhà Tần thứ 2, Hồ Hợi là một kẻ nhu nhược. Bấy giờ trong triều đình có một hoạn quan rất nham hiểm tên là Triệu Cao. Sau rất nhiều mưu mô và hành động xảo quyệt, Triệu Cao đã leo lên được chức thừa tướng, mọi quốc gia đại sự đều nằm trong tay hắn. Tuy nhiên sợ vẫn còn sót những đại thần không phục mình, Triệu Cao đã nghĩ ra một cách để tìm ra những kẻ chống đối.

Một hôm, hắn dắt một con hươu vào triều. Trước mặt rất nhiều đại thần, hắn chỉ vào con hươu, nói với Hoàng đế họ Tần:

– Thần tìm được một con ngựa tốt, dắt tới đây dâng bệ hạ.

Hoàng đế nhìn, thấy đó chỉ là một con hươu, liền cười, nói với Triệu Cao:

– Thừa tướng thật giỏi pha trò. Đây rõ ràng là một con hươu, làm sao lại nói là con ngựa?

Triệu Cao làm ra bộ không vui, nói:

– Đây là con ngựa hay mà thần tốn rất nhiều công sức mới tìm được, làm sao lại là con hươu? Các vị đại thần đều ở đây, bệ hạ bảo họ nói, đây là con hươu hay con ngựa?

Các đại thần nghe, trong lòng nghĩ không biết Triệu Cao lại dở trò quái quỷ gì. Một số người nhát gan, sợ mang tội với Triệu Cao, tranh nhau trả lời:

– Là ngựa! Là ngựa!

Một số người không muốn nói lời trái lương tâm, nhưng sợ chết, giả câm giả điếc, không nói một lời; một số ít bạo gan, thành thực nói:

– Đây là con hươu, không phải con ngựa.

Triệu Cao kín đáo ghi lại tên những người nói là hươu. Mấy ngày sau, họ đều bị gán vào một tội nào đó, đem giết cả.

Từ đó về sau, các quan lớn nhỏ trong triều đều rất sợ hãi Triệu Cao. Triệu Cao nói đông, họ không dám nói tây; Triệu Cao nói đen, họ không dám nói trắng. Hoàng đế thấy đại thần đều rất sợ Triệu Cao, nghĩ đến những thủ đoạn tàn bạo của Triệu Cao trong quá khứ mà cũng sợ toát mồ hôi. Mục đích cuối cùng của việc Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa là để kiềm chế Tần Nhị Thế Hồ Hợi, áp chế đại thần, để chuẩn bị cướp ngôi vua.

Đến năm thứ ba kể từ khi lên ngôi, Triệu Cao liền bức tử Tần Nhị Thế (ép tự sát). Hoàng đế thứ ba Tần Tử Anh lên ngôi được 46 ngày thì cũng bị đánh cho sụp đổ.

Chữ 馬鹿 ra đời từ đó. 馬 âm Hán nhật là ba, còn 鹿 (shika) còn có thể đọc là ka, ghép 2 âm lại ta được baka. Ngày nay thì để nhấn mạnh người ta thường dùng chữ cứng để phiên âm thành バカ (chú ý nó cũng được coi là một tính từ đuôi な)

Aho!(阿呆)

Nếu như Baka hay được dân xứ Kantou (tức Tokyo và các khu vực lân cận) ưa chuộng thì Aho lại thường được dùng ở vùng Kinki (tức khu vực quanh Osaka và cố đô Kyoto). Về mặt ý nghĩa thì hai chữ này tương đương nhau, đều là chỉ “ngu ngốc, đần độn”.

Tuy nhiên ít ai biết được rằng, chữ Hán của nó được viết là 阿保(あほう), bắt nguồn từ tích liên quan đến Cung điện A Phòng (阿呆宮) được xây dựng vào đầu thời nhà Tần ở Trung Quốc (!) (Lại thời nhà Tần, ở trên chữ Baka cũng của nhà Tần rồi, có vẻ người xưa thích lấy nhà Tần ra làm gương).  Câu chuyện như sau:

Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, tức Tần Thủy Hoàng, năm thứ 35, cho xây dựng một Cung điện lâm uyển với quy mô to lớn bậc nhất Trung Hoa lúc bấy giờ mang tên A Phòng, được cho là để tưởng nhớ đến người yêu cũ của hoàng đế. Cung điện này tiêu tốn số nhân công lên đến 70 vạn người, làm hao tiền tốn của và kiệt quệ dân chúng. Đây là một trong chứng minh chứng cho sự ăn tiêu vô độ, bê tha trị sự và ham muốn thể hiện uy quyền một cách “lố bịch” của Hoàng đế Tần.

Theo sử sách thì Hoàng đế Tần Thủy Hoàng mất chỉ hai năm kể từ khi cung A Phòng được khởi công. Chẳng những cung điện không được hoàn thành, mà những thợ xây lại chuyển sang xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cũng tốn kém không kể xiết (#1)

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, lăng mộ được xây xong, thì Tần Nhị Thế là Hồ Hợi (nhân vật “làm nền” cho câu chuyện Baka ở trên) ra lệnh tiếp tục việc xây dựng Cung A Phòng. Tuy nhiên, tòa cung điện hoành tráng này cũng không đứng vững được lâu sau khi hoàn thành. Sử sách đã ghi chép và lưu truyền lại rằng, đó là vào năm cuối cùng của nhà Tần, Hoàng đế Tần Tử Anh, Hạng Vũ dẫn 40 vạn quân ồ ạt tiến vào Hàm Dương và thâu tóm toàn bộ kinh đô của nước Tần. Vua Tử Anh ra đầu hàng, nhưng Hạng Vũ vẫn không tha và xử tử vị vua này. Ông cũng ra lệnh cho quân lính vơ vét toàn bộ vàng bạc của cải cùng mỹ nữ trong cung. Cuối cùng, Hạng Vũ cho châm lửa đốt sạch toàn bộ những công trình của nhà Tần, trong đó bao gồm cả cung A Phòng.

Sau khi bị phóng hỏa, cung A Phòng chìm trong biển lửa. Ấy thế mà lửa cháy liên tục ròng rã suốt 3 tháng vẫn không đủ để hóa hết cung điện ra tro (#2). Thực hư về việc này ra sao thì vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng việc nó được đề cập trong sử ký đã làm Cung A Phòng trở nên vô cùng nổi tiếng.

 

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Chủ đề hôm nay khá là thú vị nha. Những ai học tiếng Nhật ở đây chắc không ai là không biết đến một số câu thóa mạ người khác (với nghĩa là “ngu, đần độn, ngốc nghếch”) như Baka!, Aho! v.v.. Nhưng các bạn có biết chữ Hán của chúng là gì và cớ vì sao mà người xưa lấy các chữ Hán đấy với “ý đồ” thâm cay như vậy không? Làm rõ điều này chính là “sứ mệnh” của Truyện kể Kanji (số 13).

Oroka(愚か)

Thực chất đây mới là chữ “ngu”(愚)nếu chiếu theo âm và nghĩa Hán. Mặc dù khi chửi (hoặc bị chửi) là “đồ ngốc!” ta hay nghe đến “baka” hay “aho” nhưng về lý, nếu dùng đúng chữ Kanji, thì phải nói là “愚か者か!(orokamono-ka)” hoặc “愚か者め!” (orokamono-me) mới đúng. Người xưa cũng không phải ngẫu nhiên mà xây dựng chữ Hán này với ý nghĩa như vậy.

Đầu tiên, bộ ở trên là chữ (ぐ)với ý chỉ “loài khỉ giống với con người” (chắc là “tinh tinh”). Chữ này xuất hiện trong một số chữ khá quen thuộc như 偶然(ぐうぜん:ngẫu nhiên) hoặc 墨(すみ:góc) hoặc 偶に(たまに: thỉnh thoảng/đôi khi). Quay trở lại chữ 愚 thì ở trên là “tinh tinh”, ở dưới là “tâm (trái tim)”. Hàm ý rằng: Những kẻ ngu ngốc không biết suy nghĩ, bề ngoài là con người nhưng tâm trí và trí khôn chỉ khôn ngang với loài khỉ.

Tuy nhiên, rất ít khi chúng ta nghe thấy từ này được sử dụng. Vì sao ư? Theo mình thì đây là sự “tế nhị” của người Nhật đó. Nếu bạn dùng ngay chữ “ngu” để chửi người khác thì trực diện quá, chưa đủ sâu cay. Thay vào đó, sử dụng Baka hay Aho “sâu sắc” hơn nhiều, vì các chữ này đều lấy ý từ các điển tích cổ của Trung Hoa, phải vậy nó mới đủ độ “thâm thúy”, bị chửi mà không biết mình bị chửi.

Baka!(馬鹿)

Chữ Hán của Baka được ghép bởi hai chữ Hán 馬 (mã: nghĩa là ngựa) và 鹿 (lộc: nghĩa là hươu). Thế quái nào mà 馬鹿 ghép với nhau lại ra chữ “ngu ngốc” được nhỉ? Thực ra chữ này xuất phát từ một điển tích “Chỉ hươu bảo ngựa của Triệu Cao“:

Đó là vào thời nhà Tần. Người mới lên ngôi hoàng đế nhà Tần thứ 2, Hồ Hợi là một kẻ nhu nhược. Bấy giờ trong triều đình có một hoạn quan rất nham hiểm tên là Triệu Cao. Sau rất nhiều mưu mô và hành động xảo quyệt, Triệu Cao đã leo lên được chức thừa tướng, mọi quốc gia đại sự đều nằm trong tay hắn. Tuy nhiên sợ vẫn còn sót những đại thần không phục mình, Triệu Cao đã nghĩ ra một cách để tìm ra những kẻ chống đối.

Một hôm, hắn dắt một con hươu vào triều. Trước mặt rất nhiều đại thần, hắn chỉ vào con hươu, nói với Hoàng đế họ Tần:

– Thần tìm được một con ngựa tốt, dắt tới đây dâng bệ hạ.

Hoàng đế nhìn, thấy đó chỉ là một con hươu, liền cười, nói với Triệu Cao:

– Thừa tướng thật giỏi pha trò. Đây rõ ràng là một con hươu, làm sao lại nói là con ngựa?

Triệu Cao làm ra bộ không vui, nói:

– Đây là con ngựa hay mà thần tốn rất nhiều công sức mới tìm được, làm sao lại là con hươu? Các vị đại thần đều ở đây, bệ hạ bảo họ nói, đây là con hươu hay con ngựa?

Các đại thần nghe, trong lòng nghĩ không biết Triệu Cao lại dở trò quái quỷ gì. Một số người nhát gan, sợ mang tội với Triệu Cao, tranh nhau trả lời:

– Là ngựa! Là ngựa!

Một số người không muốn nói lời trái lương tâm, nhưng sợ chết, giả câm giả điếc, không nói một lời; một số ít bạo gan, thành thực nói:

– Đây là con hươu, không phải con ngựa.

Triệu Cao kín đáo ghi lại tên những người nói là hươu. Mấy ngày sau, họ đều bị gán vào một tội nào đó, đem giết cả.

Từ đó về sau, các quan lớn nhỏ trong triều đều rất sợ hãi Triệu Cao. Triệu Cao nói đông, họ không dám nói tây; Triệu Cao nói đen, họ không dám nói trắng. Hoàng đế thấy đại thần đều rất sợ Triệu Cao, nghĩ đến những thủ đoạn tàn bạo của Triệu Cao trong quá khứ mà cũng sợ toát mồ hôi. Mục đích cuối cùng của việc Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa là để kiềm chế Tần Nhị Thế Hồ Hợi, áp chế đại thần, để chuẩn bị cướp ngôi vua.

Đến năm thứ ba kể từ khi lên ngôi, Triệu Cao liền bức tử Tần Nhị Thế (ép tự sát). Hoàng đế thứ ba Tần Tử Anh lên ngôi được 46 ngày thì cũng bị đánh cho sụp đổ.

Kẻ nào nói hươu là “hươu” chứ không phải là “ngựa” đúng là “kẻ ngốc” và bị giết hại !

 

Chữ 馬鹿 ra đời từ đó. 馬 âm Hán nhật là ba, còn 鹿 (shika) còn có thể đọc là ka, ghép 2 âm lại ta được baka. Ngày nay thì để nhấn mạnh người ta thường dùng chữ cứng để phiên âm thành バカ (chú ý nó cũng được coi là một tính từ đuôi な)

Aho!(阿呆)

Nếu như Baka hay được dân xứ Kantou (tức Tokyo và các khu vực lân cận) ưa chuộng thì Aho lại thường được dùng ở vùng Kinki (tức khu vực quanh Osaka và cố đô Kyoto). Về mặt ý nghĩa thì hai chữ này tương đương nhau, đều là chỉ “ngu ngốc, đần độn”.

Tuy nhiên ít ai biết được rằng, chữ Hán của nó được viết là 阿保(あほう), bắt nguồn từ tích liên quan đến Cung điện A Phòng (阿呆宮) được xây dựng vào đầu thời nhà Tần ở Trung Quốc (!) (Lại thời nhà Tần, ở trên chữ Baka cũng của nhà Tần rồi, có vẻ người xưa thích lấy nhà Tần ra làm gương).  Câu chuyện như sau:

Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, tức Tần Thủy Hoàng, năm thứ 35, cho xây dựng một Cung điện lâm uyển với quy mô to lớn bậc nhất Trung Hoa lúc bấy giờ mang tên A Phòng, được cho là để tưởng nhớ đến người yêu cũ của hoàng đế. Cung điện này tiêu tốn số nhân công lên đến 70 vạn người, làm hao tiền tốn của và kiệt quệ dân chúng. Đây là một trong chứng minh chứng cho sự ăn tiêu vô độ, bê tha trị sự và ham muốn thể hiện uy quyền một cách “lố bịch” của Hoàng đế Tần.

Theo sử sách thì Hoàng đế Tần Thủy Hoàng mất chỉ hai năm kể từ khi cung A Phòng được khởi công. Chẳng những cung điện không được hoàn thành, mà những thợ xây lại chuyển sang xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cũng tốn kém không kể xiết (#1)

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, lăng mộ được xây xong, thì Tần Nhị Thế là Hồ Hợi (nhân vật “làm nền” cho câu chuyện Baka ở trên) ra lệnh tiếp tục việc xây dựng Cung A Phòng. Tuy nhiên, tòa cung điện hoành tráng này cũng không đứng vững được lâu sau khi hoàn thành. Sử sách đã ghi chép và lưu truyền lại rằng, đó là vào năm cuối cùng của nhà Tần, Hoàng đế Tần Tử Anh, Hạng Vũ dẫn 40 vạn quân ồ ạt tiến vào Hàm Dương và thâu tóm toàn bộ kinh đô của nước Tần. Vua Tử Anh ra đầu hàng, nhưng Hạng Vũ vẫn không tha và xử tử vị vua này. Ông cũng ra lệnh cho quân lính vơ vét toàn bộ vàng bạc của cải cùng mỹ nữ trong cung. Cuối cùng, Hạng Vũ cho châm lửa đốt sạch toàn bộ những công trình của nhà Tần, trong đó bao gồm cả cung A Phòng.

Sau khi bị phóng hỏa, cung A Phòng chìm trong biển lửa. Ấy thế mà lửa cháy liên tục ròng rã suốt 3 tháng vẫn không đủ để hóa hết cung điện ra tro (#2). Thực hư về việc này ra sao thì vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng việc nó được đề cập trong sử ký đã làm Cung A Phòng trở nên vô cùng nổi tiếng.

Như vậy, từ #1 và #2 có thể thấy bản thân cung A Phòng được xây nên quả là một ý tưởng “ngu ngốc”, người ban lệnh cho xây dựng cung điện này cũng quả thật “không biết suy nghĩ” (tức Hoàng đế Tần) mà dẫn đến một thực tế là để mất nước vào tay đối thủ.

 

Thơ Haiku do Kiyoshi thức thời mà sáng tác: “Ahou-miya Akuhou-shiranu Aho-Tei-kana” Tạm dịch: “A Phòng Cung Ác Báo ắt tới mà không biết Quả là vị Đế ngu”

Chính vì thế mà tên của cung A Phòng (阿呆), đọc theo âm Hán là あほう(a-hou) trong tiếng Nhật, đã được người Nhật dùng để chỉ những kẻ “ngu ngốc, đần độn”, về sau được người Nhật hiện đại viết gọn lại và dùng chữ cứng để “nhấn mạnh hơn” nên mới thành アホ.

Kết

Cả Baka và Aho đều được dùng như nhau trên khắp nước Nhật. Tuy nhiên, ở mỗi vùng thì sẽ có cảm nhận về sắc thái là khác nhau. Từ Kanto hất lên trên, do Baka được sử dụng nhiều hơn nên từ Baka mang sắc thái có phần nhẹ hơn Aho. Ngược lại, ở vùng Kinki trở xuống và về phía Tây nước Nhật, từ Baka nếu dùng lại mang sắc thái mạnh hơn hẳn Aho.

Ai chơi Gyakuten Saiban (Phoenix Wright: Ace Attorney) rồi chắc chắn sẽ biết đến nhân vật Franziska von Karma (bản tiếng Nhật tên là Mei Karuma) nổi tiếng với những câu đá xoáy và đá thẳng sử dụng một cách nhuần nhuyễn và đầy nghệ thuật từ Baka. Các bạn có thể tham khảo ở hình dưới.

Nếu muốn dùng từ này, đây chính là nhân vật mà các bạn cần học tập nè ^^

0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: