TẤT TẦN TẬT VỀ KÌ THI JLPT

Chi tiết bài viết

TẤT TẦN TẬT VỀ KÌ THI JLPT

19/10/2019

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT là kỳ thi lâu đời do Hiệp hội hỗ trợ quốc tế Nhật Bản và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức và có nhiều thí sinh đăng ký thi nhất tại Việt Nam. Kỳ thi này được phổ biến tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

 

 

Đây là kỳ thi nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá trình độ ngôn ngữ của những người không sử dụng tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ. Chứng chỉ JLPT còn được xem là một trong những bằng cấp không thể thiếu trong hồ sơ du học hay xin việc làm tại Nhật và thậm chí mang lại ưu thế không nhỏ cho các ứng viên nộp đơn vào công ty Nhật tại Việt Nam. Để giúp biết rõ về kỳ thi này, SACHTIENGNHAT.ORG sẽ cung cấp thêm các thông tin liên quan đến JLPT nhé.

 

1. Thời gian và địa điểm tổ chức thi:

 

Tại Việt Nam, kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm ở các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế. Cụ thể các địa điểm tổ chức thi như sau:

 

- Tp. Hà Nội:

+ Trường đại học ngoại ngữ thuộc Đại học quốc gia Hà Nội: số 01 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy.

+ Trường đại học Hà Nội: Km9 đường Nguyễn Trãi. phường Văn Quán, quận Thanh Xuân.

 

- Tp. Hồ Chí Minh:

 

 

+ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: số 12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1.

 

- Tp. Đà Nẵng:

 

 

Trường đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng: số 131 Lương Nhữ Học, quận Cẩm Lệ.

 

- Tp. Huế:

 

 

Trường đại học ngoại ngữ Huế: số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu.

 

2. Đối tượng dự thi:

 

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT dành cho tất cả mọi đối tượng yêu thích tiếng Nhật hoặc những người có dự định đi du học hay đi tu nghiệp, làm việc tại đất nước hoa anh đào xinh đẹp này và cả những người đang có ý định nộp đơn ứng tuyển vào các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam.

 

3. Các cấp độ của kỳ thi:

 

Kỳ thi năng lực JLPT có 5 cấp độ N1, N2, N3, N4, N5 tương ứng từ trình độ khó giảm dần đến trình độ dễ. Trong đó, mỗi trình độ sẽ có những yêu cầu riêng về khả năng từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu.

 

a) Cấp độ N1:

 

Đây là cấp độ khó nhất, đòi hỏi người thi phải có khả năng đọc hiểu những bài viết mang tính trừu tượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bài bình luận báo chí, bài xã luận, bài văn xuôi có nội dung và hàm ý xâu xa; đồng thời, phải hiểu được nội dung cũng như cấu trúc của bài.

 

- Đối với khả năng nghe hiểu của cấp độ này thì người dự thi bắt buộc phải hiểu được nội dung những bài giảng, đối thoại, … ở nhiều chủ đề khác nhau với tốc độ tự nhiên.

 

- Thời gian làm bài là 170 phút, bao gồm 110 phút kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và đọc hiểu; 60 phút nghe hiểu.

 

b) Cấp độ N2:

 

Với cấp độ này thì yêu cầu người dự thi phải đạt đến trình độ đọc hiểu các bài tạp chí, bình luận báo chí hay những bài phê bình, đoạn văn xuôi đơn giản. Đối với yêu cầu về khả năng nghe hiểu thì bắt buộc phải có thể hiểu được những cuộc đàm thoại, nội dung các bản tin trên TV với tốc độ đọc tự nhiên. Các nội dung để kiểm tra khả năng nghe hiểu rất đa dạng chủ đề.

 

- Thời gian làm bài là 155 phút, bao gồm 105 phút kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và đọc hiểu; 50 phút nghe hiểu.

 

c) Cấp độ N3:

 

Ở cấp độ N3, yêu cầu có thể đọc hiểu được những tài liệu có liên quan đến cuộc sống hàng ngày và tóm tắt được nội dung các dòng tiêu đề trên báo. Về kỹ năng nghe hiểu thì người dự thi cần có khả năng hiểu được các nội dung của những cuộc hội thoại trong giao tiếp thông thường và được nói với tốc độ bình thường.

- Thời gian làm bài là 140 phút, bao gồm 30 phút kiểm tra từ vựng; 70 phút ngữ pháp và đọc hiểu; 40 phút nghe hiểu.

d) Cấp độ N4:

Cấp độ N4 yêu cầu người dự thi phải đọc và hiểu được những đoạn văn được viết bằng từ vựng cơ bản và kanji, xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống. Đối với kiểm tra kỹ năng nghe hiểu thì yêu cầu phải hiểu nội dung của cuộc hội thoại giao tiếp được nói với tốc độ chậm.

 

- Thời gian làm bài là 125 phút, bao gồm 30 phút kiểm tra từ vựng; 60 phút ngữ pháp và đọc hiểu; 35 phút nghe hiểu.

 

e) Cấp độ N5:

 

Kiểm tra thí sinh về khả năng đọc hiểu các câu điển hình viết bằng chữ Kanji, hiragana và katakana cơ bản. Về kỹ năng nghe thì yêu cầu phải nắm được ý chính của các cuộc đàm thoại ngắn và được nói với tốc độ chậm xoay quanh những chủ đề thường gặp trong cuộc sống.

 

- Thời gian làm bài là 105 phút, bao gồm 25 phút kiểm tra từ vựng; 50 phút ngữ pháp và đọc hiểu; 30 phút nghe hiểu.

 

4. Lấy được chứng chỉ học viên có lợi thế gì?

 

Lấy chứng chỉ quốc tế tiếng Nhật JLPT có rất nhiều lợi thế cho những người muốn du học hay đi tu nghiệp hoặc thậm chí là muốn thi tuyển vào các công ty Nhật tại Việt Nam.

 

Thông thường, các trường học của Nhật yêu cầu du học sinh có tối thiểu chứng chỉ N5. Nếu bạn thi tại Việt Nam thì chứng chỉ này cũng được các trường học chấp nhận vì nó có giá trị quốc tế. Còn với chứng chỉ N3, bạn đã có thể thoải mái ứng tuyển vào các doanh nghiệp Nhật với mức lương tối thiểu $1300 rồi và chứng chỉ tiếng Nhật này còn được xem như có giá trị tương đương với bằng đại học.

 

Đặc biệt với Công ty Nhật thì khi 2 ứng viên có cùng bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm cũng tương đương thì người có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N3 sẽ có ưu thế hơn và được chọn, thậm chí, dù họ kém hơn đối phương về kinh nghiệm thì vẫn được trúng tuyển. Do các công ty này quan niệm, hiểu được nhau trong giao tiếp thì mới dễ dàng hòa nhập văn hóa và khả năng cống hiến sẽ cao hơn, thời gian làm việc lâu hơn.

 

5. Cách thức đăng ký thi:

 

Để đăng ký dự thi kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, các thí sinh tới các địa điểm tổ chức thi đã giới thiệu ở trên để mua các phiếu đăng ký thi và hồ sơ hướng dẫn. Sau đó điền thông tin và nộp hồ sơ đăng ký rồi đóng lệ phí thi.

- Lệ phí thi JLPT:

 

+ N5 - N4: 450.000đ

 

+ N3 - N2- N1: 500.000đ

- Chi phí mua hồ sơ: 30.000đ/bộ

 

 

 

Các thí sinh cần lưu ý thời gian đăng ký thi đối với mỗi đợt thi để tránh bị quá hạn nộp hồ sơ và phải chờ thêm 5 hoặc 7 tháng để có thể tham gia đăng ký đợt thi tiếp theo.

 

+ Kỳ thi tháng 7: nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ tháng 3 – tháng 4.

 

+ Kỳ thi tháng 12: nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ tháng 8 – tháng 9.

 

6. Xem điểm thi:

 

Thời gian công bố điểm thi của kỳ thi tháng 7 là khoảng tháng 8, còn kỳ thi tháng 12 là tháng 01 năm sau và được công bố trực tuyến nên những người dự thi đều dễ dàng xem được điểm của bài dự thi. Để có thể xem điểm thi, các thí sinh làm theo hướng dẫn sau:

 

- Đăng nhập tài khoản xem điểm thi. Tên tài khoản là 12 số của mã dự thi (bao gồm mã khu vực thi và số báo danh) và mật khẩu (mật khẩu này là thông tin thí sinh điền khi khai báo vào phiếu đăng ký dự thi).

 

- Sau đó bấm Login để đăng nhập và thông tin điểm thi sẽ hiện ra để bạn có thể xem điểm từng phần thi.

 

Với chia sẻ chi tiết về  kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT trên đây SACHTIENGNHAT.ORG  mong  bạn có đủ thông tin để đăng ký thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Là khởi đầu thuận lợi để có thể phát triển sự nghiệp cho tương lai.

0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: