TẤT TẦN TẬT VỀ KÌ THI J-TEST

Chi tiết bài viết

TẤT TẦN TẬT VỀ KÌ THI J-TEST

19/10/2019

Cùng với các chứng chỉ Top J, Nat Test, JLPT, J Test là một trong những chứng chỉ không thể thiếu trong hồ sơ của những bạn có ý định sang Nhật du học hay làm việc hoặc ứng tuyển vào các công ty Nhật tại Việt Nam. Để giúp có thêm thông tin về kỳ thi năng lực này, mời bạn cùng tham khảo các thông tin chi tiết sau nhé.

 

 


 

1. Thời gian và địa điểm tổ chức thi:

 

- Thời gian thi:

 

Kỳ thi J TEST bắt đầu được tiến hành vào năm 1991. Tại Việt Nam, kỳ thi này được tổ chức vào tháng 1/2012 và có 6 lần trong 1 năm vào tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11. Trong đó, cấp độ A – D thi vào các lần trên còn cấp độ E – F thi vào tháng 1 và tháng 7.

 

 Địa điểm tổ chức thi ở Việt Nam như sau:

 

- TP. Hà Nội:

+ Văn phòng J Test Việt Nam, tầng 12, tòa nhà Keang Nam, đường Phạm Hùng, Quận Từ Liêm.

+ Trường đại học Hà Nội: Km9, đường Nguyễn Trãi,  quận Thanh Xuân.

 

- Tp. Hồ Chí Minh: tòa nhà Itaxa, số 155 Võ Thị Sáu, phường 6, quận 3.

 

- Nghệ An: Km2, đại lộ Nin, thành phố Vinh.

 

2. Đối tượng dự thi:

 

Kỳ thi J test dành để kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Nhật của người nước ngoài và không giới hạn đối tượng dự thi. Dù bạn là học sinh, sinh viên hay người đi làm đều có thể đăng ký tham gia dự thi. Cách thức đăng ký khá đơn giản và thời gian có kết quả thi nhanh nên nhiều thí sinh, đặc biệt là các du học sinh rất quan tâm, lựa chọn dự thi.

 

3. Các cấp độ kì thi J-TEST:

 

J test có 6 cấp độ từ A giảm dần đến F, trong đó, A là cấp độ cao nhất và F là thấp nhất.

 

Tổng điểm của bài thi cấp A - D là 1000 điểm. Nội dung thi bao gồm 8 phần chia thành 2 mục lớn là thi đọc hiểu và thi nghe, yêu cầu bắt buộc là tất cả các thí sinh phải đạt tối thiểu 20% điểm của mỗi phần thì mới được xem là đủ điều kiện đậu.

 

- Thi đọc hiểu bao gồm: câu hỏi về ngữ pháp và từ vựng, câu hỏi về khả năng đọc và hiểu, câu hỏi về chữ Hán, đề thi viết.

 

- Thi nghe bao gồm: câu hỏi về tranh ảnh, câu hỏi nghe hiểu, câu hỏi ứng đáp, câu hỏi hội thoại và giải thích.

 

Tùy vào tổng số điểm mà thí sinh sẽ được cấp chứng chỉ theo từng cấp độ, cụ thể:

 

+ Đặc cấp A (từ 930 điểm trở lên): có khả năng giao tiếp thành thạo trong nhiều lĩnh vực, nghe hiểu các bản tin hay các cuộc đàm thoại với tốc độ nói tự nhiên, có thể dịch được tiếng Nhật ở trình độ cao với cấu trúc câu khó và phức tạp.

 

+ Cấp A (từ 900 điểm đến dưới 930 điểm): đủ khả năng giao tiếp tiếng Nhật ở nhiều lĩnh vực với tốc độ nói tự nhiên, có thể dịch được tài liệu hoặc làm thông dịch tiếng Nhật thông thường.

 

+ Cấp B (từ 800 điểm đến dưới 900 điểm): có khả năng giao tiếp tiếng Nhật ở những lĩnh vực hay tình huống thông thường. Với chứng chỉ cấp B, thí sinh có thể dễ dàng làm việc lâu dài tại các Tập đoàn của Nhật.

 

+ Chuẩn cấp B (từ 700 điểm đến dưới 800 điểm): có đủ khả năng giao tiếp cơ bản ở trường học hoặc ở công ty. Người đi làm có chứng chỉ J test chuẩn cấp B có thể dễ dàng đi công tác tại Nhật.

 

+ Cấp C (từ 600 điểm đến dưới 700 điểm): có thể giao tiếp cơ bản tại nơi làm việc hoặc trường học, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về vốn từ vựng. Với trình độ này, người học có thể làm được các công việc có tính chất đơn giản tại công ty Nhật.

 

+ Cấp D (từ 500 điểm đến dưới 600 điểm): có thể giao tiếp nhưng vẫn còn hạn chế. Thí sinh có chứng chỉ J test cấp D vẫn có thể dễ dàng xin vào làm tại các doanh nghiệp Nhật nhưng làm các công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ tiếng Nhật cao.

 

+ Chuẩn cấp D (từ 400 điểm đến dưới 500 điểm): có thể hiểu tiếng Nhật ở mức đơn giản và giao tiếp được ở một khả năng nhất định với các tình huống thông dụng hàng ngày.

 

Các thí sinh dưới 400 điểm sẽ không được cấp chứng chỉ.

 

- Đối với cấp độ E – F thì tổng điểm là 500, tùy thuộc vào số điểm thi mà thí sinh sẽ được xếp loại E hay F. Chỉ những thí sinh trên 200 điểm mới được cấp bằng và phải đạt tối thiểu 20% điểm của mỗi phần thi. Đề thi của cấp độ này cũng bao gồm 8 chủ đề như bài thi cấp A – D, tuy nhiên, mức độ bài thi sẽ dễ hơn.

 

+ Cấp E (từ 350 điểm đến 500 điểm): có khả năng giao tiếp tiếng Nhật cơ bản, có thể sử dụng mẫu câu đơn giản để diễn tả hành động của mình hoặc thể hiện ý muốn truyền đạt.

 

+ Cấp F (từ 250 điểm đến dưới 350 điểm): có thể giao tiếp tiếng Nhật cơ bản nhưng còn hạn chế từ vựng.

 

+ Chuẩn cấp F (từ 200 điểm đến dưới 250 điểm, cấp này được bổ sung từ kỳ thi tháng 11/2011): có thể sử dụng mẫu câu đơn giản để giới thiệu bản thân, chào hỏi, giao tiếp cơ bản với các câu mẫu.

 

4. Lệ phí thi J TEST:

 

Lệ phí thi J TEST mọi cấp độ đều là 650.000 VNĐ

 

5. Lấy được chứng chỉ học viên có lợi thế gì?

 

Lấy được chứng chỉ J test giúp học viên có thể dễ dàng du học học đại học hoặc học cao hơn tại Nhật và nhanh chóng hòa nhập văn hóa tại nước sở tại.

 

Đồng thời, với người đi làm thì đây chắc hẳn là tấm vé vô cùng quan trọng để bạn có cơ hội được nhận vào làm việc tại Nhật. Theo khảo sát về mức lương trả cho người nước ngoài tại Nhật thì với cùng 1 vị trí công việc, 80% người sử dụng thông thạo tiếng Nhật được trả mức lương cao gần bằng với người bản xứ. Ngoài ra, làm việc tại đất nước này, bạn sẽ được học hỏi thêm về kinh nghiệm cũng như phong tục, tập quán của cường quốc thứ 3 thế giới.

 

Nếu chưa có cơ hội sang Nhật làm việc thì chứng chỉ J test sẽ là bước đệm để bạn dễ dàng được tuyển dụng vào các Tập đoàn Nhật bản tại Việt Nam. Level của chứng chỉ càng cao thì vị trí làm việc của bạn càng lớn. Khi đã làm việc tại các doanh nghiệp này với một cấp bậc nhất định thì khả năng họ gửi bạn về công ty mẹ tại Nhật học hỏi thêm kinh nghiệm trong 6 tháng – 2 năm là rất cao. Đây chính là cách đào tạo nguồn nhân lực của hầu hết các công ty Nhật tại Việt Nam.

 

6. Cách thức đăng ký thi:

 

Các thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

 

- 2 ảnh chứng minh khổ 3 x 4 quốc tế và ghi tên sau ảnh (nền trắng, áo sáng màu, chụp rõ mặt, không đeo kính)

 

- Điền đầy đủ các thông tin trong phiếu đăng ký (bao gồm: chọn cấp độ thi J test, ghi ngày thi và địa điểm thi mà bạn dự định thi, ghi tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, chọn nước đang ở, ghi địa chỉ bằng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh, dán bản sao của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân vào ô chứng minh thư).

 

- Sau đó, gửi toàn bộ hồ sơ đăng ký tới văn phòng tổ chức thi J test, đồng thời, đóng lệ phí thi theo quy định.

 

7. Xem điểm thi:

 

Để có thể xem điểm thi nhanh chóng, thí sinh nên giữ lại Phiếu báo dự thi và sử dụng các thông tin trên phiếu này để đăng nhập vào hệ thống của J test và xem điểm. Các bước thực hiện như sau:

 

  • Thí sinh đăng nhập vào website chính thức của J test và chọn mục xem điểm.

 

  • Điền đầy đủ các thông tin: năm thi, số báo danh, ngày tháng năm sinh.

 

  • Sau đó, click vào ô cuối cùng và điểm sẽ hiện ra để bạn xem.

 

Mong rằng với những thông tin về kì thi J-TESTSACHTIENGNHAT.ORG đã cung cấp, sẽ giúp các bạn có một cái nhìn chính xác về kì thi và lựa chọn được những cấp độ phù hợp.

0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: