Tất tần tật các mẹo làm bài thi JLPT

Chi tiết bài viết

Tất tần tật các mẹo làm bài thi JLPT

20/11/2019

Bài thi JLPT gồm 4 phần: Từ vựng - chữ Hán, Ngữ pháp, Đọc hiểu, Nghe hiểu. Để hoàn thành tốt bài thi ngoài nắm vững kiến thức bạn cần bỏ túi các mẹo làm bài hiệu quả hơn. Để Kohi bật mí “tất tần tật” các mẹo làm bài thi JLPT nhé!

  1. ừ vựng - Chữ Hán

  • Không được vội nhưng vẫn phải nhanh, để dành thời gian làm những phần sau.

  • Quan sát thật kỹ các nét để tránh nhầm lẫn.

 

  1. Ngữ pháp

  • Cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh, tuy nhiên chú ý có các mẫu câu luôn có những từ đi với nhau có thể trả lời nhanh.

  • Với bài dấu sao: sắp xếp từ cuối lên, chú ý các cụm từ luôn đi với nhau.

  • Bài đục lỗ: chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền.

 

 

  1. Đọc hiểu

  • Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới.

  • Các dạng câu liên quan đến nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”  sẽ chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.

  • Câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là đáp án.

  • Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc câu hỏi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.

  • Lưu ý những đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là… hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

  • Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ. Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.

  • Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, sẽ nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

  • Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa hoặc là quan điểm của tác giả nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

  • Với các câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án >>> phương pháp loại suy.

  • Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau. Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.

  • Nếu gặp câu hỏi có cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B thì tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bật B chính là quan điểm của người đặt câu hỏi. Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.

  • Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”,  đều là nội dung rất quan trọng.

 

 

  1. Nghe hiểu

Phần nghe hiểu trong các bài thi JLPT thường có 5 dạng đề như sau:

  • Dạng đề 1: Thông thường các câu hỏi sẽ xoay quanh việc hỏi xem người con trai hoặc con gái sẽ làm gì ngay sau đây, chú ý đến các từ: まず、このあと. Do đó bạn cần chú ý xem hành động của nhân vật.

  • Dạng đề 2: Chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, khi nào, tại sao, phương pháp cách thức.

  • Dạng đề 3: Câu hỏi khi cần làm 1 việc gì đó thì sẽ phải nói gì.

  • Dạng đề 4: Các câu hỏi liên quan khi được hỏi 1 câu thì phải trả lời như thế nào. Với dạng câu hỏi này cần bạn phải phản xạ nhanh, lựa chọn ngay câu trả lời để chuyển sang câu sau. Lưu ý bạn cần chú ý âm điệu của câu, kính ngữ… kiến thức dạng bài này rất đa dạng.

  • Dạng đề 5: Những câu hỏi này liên quan đến việc bạn hiểu nội dung của bài nghe để chọn đáp án, những phần không liên quan đến câu hỏi thì không cần quan tâm, phần quan trọng thì hãy nghe thật kỹ.

 

 

0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: