Kendama - Trò Chơi Truyền Thống Của Văn Hóa Nhật Bản

Chi tiết bài viết

Kendama - Trò Chơi Truyền Thống Của Văn Hóa Nhật Bản

16/03/2020

Kendama là một loại đồ chơi bằng gỗ dành cho cả người lớn và trẻ em, trở thành một nét đẹp rất riêng văn hóa Nhật Bản. Cùng KOHI giải mã trò chơi thú vị này nhé!

  1. Lịch sử Kendama trong văn hóa Nhật Bản

Kendama nổi tiếng và phổ biến tại Nhật khiến nhiều người nghĩ đây là quê hương của trò chơi này. Theo lịch sử, trò chơi này có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có một giả thuyết về nguồn gốc của trò chơi này. Người ta cho rằng, món đồ chơi này đã có mặt tại Pháp vào thế kỷ thứ 16 và được gọi là bilboquet.

Kendama xuất hiện đầu tiên vào thời Edo (khoảng năm 1777), tại Nagasaki - hải cảng duy nhất giao thương trong thời “Bế quan tỏa cảng”. Tại Nhật, vào thời gian đầu thì Kendama chỉ được nam giới sử dụng như một trò giải trí khi uống rượu sau giờ làm việc; sau đó thì tiếp cận đến nhóm phụ nữ nội trợ; đến thời Meiji (Minh Trị), Kendama được Bộ giáo dục công nhận là trò chơi có vai trò trong giáo dục trẻ em vào năm 1876 và từ đó dần được tầng lớp thanh thiếu niên đón nhận.

Với Kendama thường sẽ có 5 bộ phận chính như “Bóng”, “Kiếm”, “Thân chén”, “Chỉ” và “Hạt chống xoắn dây”.

“Hạt chống xoắn dây” được buộc lên đầu sợi chỉ và cố định bên trong quả bóng để chống xoắn chỉ. Dạo gần đây, người ta bán rất nhiều Kendama với công nghệ cao như có âm thanh phát ra hay có đèn chớp tắt. 

  1. Kendama trong cuộc sống người Nhật

Kendama không chỉ dừng lại là một trò chơi giải trí thông thường, nó còn ẩn chứa rất nhiều giá trị to lớn. Để chơi Kendama, bạn phải thực sự tập trung vào từng bộ phận. Chẳng hạn như, Nebari 粘り- không bao giờ bỏ cuộc, Kokoro No心の - trong lòng, Ai愛- tình yêu,… với mong muốn người chơi Ken phải luôn chú trọng những giá trị đạo đức nguồn cội. Người Nhật thường cho trẻ em sớm tiếp xúc và chơi Kendama như một cách rèn luyện tính tập trung, kiên nhẫn, sáng tạo rất tốt cho trẻ em. 

Với hệ thống kỹ thuật đa dạng, yếu tố cần thiết nhất của một người chơi Kendama giỏi là sự kiên nhẫn. Nhiều người chơi Kendama nhận xét đây là bộ môn “dễ để chơi nhưng khó để giỏi”. Tuy nhiên, cái khó là để sàng lọc người giỏi, để thử thách chính bản thân vượt qua giới hạn. Trong Kendama, sự kiên nhẫn quan trọng ở mỗi giai đoạn, nó giúp cơ thể quen với nhịp điệu tung hứng ở giai đoạn đầu và nâng cao sự khéo léo (nhanh tay, nhanh mắt) trong các giai đoạn kỹ thuật khó hơn.

  1. Cách chơi Kendama

 

  • Những thế đứng cơ bản: 

Ở thế đứng thẳng, cây gậy được cầm trên tay và quả banh đung đưa ở phía dưới.

Ở thế đứng góc, quả banh được giữ ở một tay trong khi chiếc gậy được giữ ở tay còn lại ở vị trí góc 45 độ

  • Những kỹ thuật cơ bản:

+Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung), và kozara (tách nhỏ)

Ozara (tách to), chuzara (tách trung), và kozara (tách nhỏ) là ba kỹ thuật cơ bản nhất. Để biểu diễn bất cứ sự chuyển động nào, hãy bắt đầu với trái banh treo phía dưới cây gậy, sau đó nhanh chóng thảy trái banh lên không trung và chụp nó vào cái tách (Cả ba cái tách đều biểu diễn như vậy, vì thế chúng ta chỉ đưa ví dụ với tách to thôi). Phải chắc rằng đầu gối bạn khụy xuống và cố gắng bắt được trái banh như thể nó là một quả trứng vậy.

+Tomeken (pull up in)

Để biễu diễn tomeken (pull up in), ta bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây, nhưng lần này chúng ta bắt cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy.

+Hikoki (Máy bay)

Kỹ thuật tiếp theo, thay vì bạn giữ cây gậy, bạn sẽ giữ trái banh. Đây được gọi là kỹ thuật máy bay. Sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt bạn. Khi nó quay trở lại, ta chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Điều bí mật để biểu diễn trò này là bạn phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng. Đây là một kỹ thuật khó, vì vậy một khi bạn làm được nghĩa là bạn là “dân chuyên nghiệp” rồi đấy

+Vòng quanh Nhật Bản

Để biểu diễn kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, bạn sử dụng cách cầm đầu nhọn (đã hướng dẫn ở trên) và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Sau đó quăng trái banh lên và chụp nó bằng kozara. Tiếp đến, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozara. Cuối cùng, quăng nó từ ozara và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy. Chúng ta có thể biểu diễn kozara trước hay ozara trước đều được. Nếu bạn làm được kỹ thuật này, bạn thật sự giỏi môn kendama.

 

0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: