Hệ thống giáo dục của Nhật Bản (p.1)

Chi tiết bài viết

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản (p.1)

16/05/2020

Theo quan điểm cá nhân của mình thì giáo dục, hơn mọi thứ gì khác – nhỉnh hơn thể chế chính trị một bậc, là nền tảng quan trọng nhất để một quốc gia phát triển. Chúng ta dễ dàng nhất trí nhìn nhận rằng Nhật Bản là một trong những cường quốc trên thế giới về giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học và sau đại học nói riêng. Đối với Việt Nam mà nói, việc tìm hiểu hệ thống giáo dục các quốc gia khác, đặc biệt là của Nhật Bản, là một công việc quan trọng và bức thiết để nhìn nhận và khắc phục những điểm yếu của nền giáo dục nước nhà, vốn đã từ lâu chậm cải tổ, giáo điều, không theo kịp thời đại và đang là nhân tố chính tạo ra một cuộc chảy máu chất xám cực kì nghiêm trọng. Với may mắn được tiếp xúc với nhiều tư liệu về giáo dục Nhật Bản, Kiyoshi sẽ dịch các văn bản này ra tiếng Việt và tạo thành một chuỗi các bài viết liên quan, mở đầu bằng loạt bài viết nhiều phần về “Hệ thống giáo dục Nhật Bản” nhằm giúp mọi người phần nào hiểu thêm về nền giáo dục của đất nước mặt trời mọc.

 

Nền giáo dục phổ cập cho tất cả

Đã từ rất lâu, phải hơn một thế kỉ về trước, Nhật Bản luôn giữ được tỉ lệ trẻ em và thanh niên đến trường cao kỉ lục ở mức 98%, và là một quốc gia có trình độ học vấn nằm trong top các quốc gia trên thế giới. Đến nay, tỉ lệ biết đọc biết viết của người dân Nhật Bản là 99.9%. Ngoài ra cũng có thể kể ra những con số minh chứng cho sự thành công của giáo dục Nhật Bản, chỉ số phát triển con người HDI (gồm tỉ lệ biết chữ, giáo dục, tuổi thọ TB và tiêu chuẩn cuộc sống) đạt 0.891 điểm, xếp hạng 20 thế giới, Nhật Bản có 24 giải Nobel (đứng thế 7 thế giới), Theo báo cáo của PISA năm 2012 (Programme for International Student Assessment –  Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế) thì Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về khoa học và khả năng đọc hiểu, đứng hạng 7 về toán học), các trường Đại học Tokyo, Osaka cũng nằm trong top các trường Đại học tốt nhất thế giới và châu lục, Nhật Bản cũng là nước đứng thứ 8 thế giới theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report)

10 điều ở nền giáo dục Nhật Bản khiến thế giới ghen tị - VnExpress

 Nền giáo dục phổ cập được đưa ra áp dụng từ thời Minh Trị (1868), khi ông giới thiệu chính sách giáo dục tập trung. Kể từ đó, cơ hội đến trường học cho trẻ nhỏ dần tăng lên, ở cả bậc học bắt buộc và bậc đại học/ sau đại học. Hệ thống giáo dục hiện hành của Nhật Bản thực chất được kết tinh kể từ sau Thế Chiến II. Đó là hệ thống hướng đến sự bình đẳng trong giáo dục cho cả nam và nữ trong thời kì giáo dục bắt buộc bao gồm 6 năm tiểu học và 3 năm sơ trung học, sau đó là giáo dục bậc cao tính từ 3 năm cao trung tiếp theo và đại học.

Trong 9 năm đầu, hầu hết trẻ em đều học ở các trường công lập địa phương và sẽ không có chuyện tham gia học ở các trường của địa phương khác. Lí do là vì các em học sinh tiểu học ở cùng một khu vực hằng ngày sẽ tập trung tại một địa điểm thống nhất và cùng nhau đi bộ đến trường, cùng với đó là rất nhiều các hoạt động ngoại khóa được tổ chức cho một khu vực địa phương mà các em sẽ tham gia cùng nhau. Tất cả trẻ em sẽ nhập trường vào tháng tư vào năm 6 tuổi và cùng nhau lớn lên, bất kể thành tích học tập. Bằng cách này không chỉ tạo ra sự gắn kết giữa những đứa trẻ với nhau mà còn tạo ra sự gắn kết giữa các bà mẹ của các em học cùng trường, trong cùng một khu vực… đến khi các đứa trẻ ra nhập các câu lạc bộ và quen biế t thêm nhiều đứa trẻ từ các lớp khác, vòng gắn kết và quan hệ này sẽ còn được mở rộng hơn nữa.

Giáo dục Nhật đi đầu thế giới vì họ dám dạy học sinh những điều mà ...

Trên phạm vi toàn quốc, học phí là như nhau ở mọi nơi và các môn học được đề ra bởi Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ (hay còn gọi là MEXT). Các giáo viên có sẵn đề cương giảng dạy để làm sao đảm bảo bất cứ đứa trẻ cùng cấp độ nào, dù là học ở Hokkaido hay Okinawa sẽ được dạy giống nhau. MEXT cũng sẽ là người cuối cùng chấp nhận loại SGK nào sẽ được đưa vào giảng dạy, và thi thoảng người viết sách sẽ bị yêu cầu viết lại một số đoạn để phù hợp với mong muốn của bộ. Các khóa học về đạo đức và khoa học xã hội là một phần không thể thiếu của đề cương ở bậc học bắt buộc. Và theo cách này, toàn bộ trẻ em tiểu học trên toàn nước Nhật sẽ được giáo dục về mặt xã hội giống nhau. Lên đến sơ trung thì các giáo viên có phần tự chủ hơn trong cách giảng dạy các khóa học về đạo đức, điều thi thoảng vẫn gây ra một số tranh cãi.

Nội dung của các một học này không phải là không có sự thay đổi. Còn nhớ trước Thế Chiến II, sách giáo khoa ở Nhật Bản đề cao chủ nghĩa dân tộc và dạy con trẻ Nhật về thần thoại Shinto như môn lịch sử. Điều này hoàn toàn thay đổi sau thất bại của Nhật ở Thế Chiến II và chịu sự chiếm đóng quản lý của Hoa Kì. Lúc này, đơn vị phụ trách quản lý nước Nhật hậu chiến, SCAP (Supreme Commander for the Allied Powers) mới ban hành lệnh cấm tất cả các loại SGK của Nhật trước thời chiến, lý tưởng Thần đạo cũng bị loại bỏ. Những môn học thay thế chúng có hơi hướng phương Tây, hầu hết là về Hoa Kì như kể về cuộc đời của Benjamin Franklin như một vị anh hùng trong mắt bọn trẻ. Thế nhưng dần dần khi tiến đến sự kết thúc chiếm đóng này của Hoa Kì tại Nhật Bản (1951) thì các môn học dần trở nên Nhật hơn, những anh hùng Nhật bản được đưa vào dạy. Tuy nhiên, nội dung của những cuốn SGK này cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi, chủ yếu là cách mà họ miêu tả về giai đoạn chiến tranh và giai đoạn Đế quốc Nhật Bản, như việc Đế quốc Nhật chiếm đóng Đài Loan, Triều Tiên… rồi thì các tội ác chiến tranh và vai trò của Nhật Bản trong Thế Chiến II.

Tạm bỏ qua những tranh cãi trên, chúng ta sẽ nói thêm về việc bố trí lớp học ở bậc tiểu học. Thông thường các lớp sẽ có số học sinh như nhau, và vai trò của các lớp là công bằng như nhau. Mỗi lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm làm việc cùng nhau giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra. Hành vi của mỗi cá nhân qua đó sẽ đóng góp vào thành tích chung của nhóm và học sinh sẽ học cách giúp đỡ lẫn nhau cũng như phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Nguyên tắc cân bình giữa ý muốn cá nhân và lợi ích chung của tập thể tiếp tục được nhấn mạnh tại trường qua các hoạt động như vậy.

Trong cuốn sách Giáo dục và Bình đẳng tại Nhật Bản (1980) của William Cummings có giải thích làm thế nào mà nguyên tắc cân bình này được khắc sâu vào tâm thức của các trường học Nhật Bản. Ông có lấy ví dụ về việc bọn trẻ lần lượt đem thức ăn từ nhà bếp lên lớp học  và tự phục vụ bữa trưa với nhau. Ngoài ra có thể kể đến việc cả lớp (kể cả giáo viên) trực nhật lau dọn phòng học cùng nhau. Ông khẳng định rằng những hành động như vậy đóng vai trò như một môn học đạo đức, giáo dục bọn trẻ rằng “không có việc làm nào là không cao quý, kể cả công việc lau dọn; rằng tất cả mọi người đều có nghĩa vụ giúp đỡ nhau trong những công việc chung”. Ông chỉ ra rằng các giáo viên người Nhật hướng đến phát triển đứa trẻ một cách toàn diện, hơn là ”tập trung cho tiềm năng phát triển ở một mặt nào đó của từng cá nhân”. Trong thời gian này, bọn trẻ cũng dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa như âm nhạc và thể thao.

Hằng năm vào ngày thứ hai thứ hai trong tháng 10 được quy định là Ngày Thể thao và sức khỏe (một ngày nghỉ lễ chính của nước Nhật) và trong ngày này, các trường học sẽ tổ chức Hội thao (hay còn được biết đến với cái tên undoukai) dành cho các em học sinh. Sẽ có rất nhiều hoạt động tập thể diễn ra giữa các lớp, giữa các khối với nhau. Học sinh cũng thường được chuẩn bị luyện tập từ trước. Điều này nhằm giúp thúc đẩy phong trào và thói quen rèn luyện thể dục thể thao từ nhỏ cho học sinh Nhật Bản từ bậc tiểu học.

Trẻ con của Nhật Bản cũng được tiếp xúc với âm nhạc và luyện tập nhạc cụ từ rất sớm. Giáo dục âm nhạc bắt đầu khi các em lên 6 và kéo dài như một môn học bắt buộc cho đến khi các em lên tuổi 15. Ở bậc tiểu học, âm nhạc được giảng dạy như một môn học thông thường và các em được quyền chọn loại nhạc cụ mà mình muốn chơi. Lên đến sơ trung các em còn được dạy về các nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản. Có thể nói đến lúc này, gần như 100% trẻ em Nhật Bản, bất kể học tại trường công hay trường tư, đều đã tiếp xúc với nhạc giao hưởng phương Tây (classical music) và biết chơi một loại nhạc cụ nào đó. Lên đến bậc cao trung thì môn âm nhạc này được trở thành một môn tự chọn và được giao lại cho các clb, dàn nhạc hoặc các tổ chức ngoài trường học quản lí. Học sinh cao trung sau những giờ học trên trường thường ở lại sinh hoạt và luyện tập âm nhạc trong các clb và tổ chức này. Hằng năm Nhật Bản cũng tổ chức rất nhiều những cuộc thi âm nhạc dành cho bậc sơ trung và cao trung, từ cấp địa phương đến cấp toàn quốc nhằm khuyến khích sự phát triển âm nhạc giữa các vùng và các trường với nhau. 

Một khía cạnh nữa ở bậc giáo dục bậc tiểu học của Nhật Bản khiến ông Cummings chú ý tới, đó là học sinh được định hướng đến lợi ích cho cả tập thể, xem nhẹ cái tôi cá nhân và sự cạnh tranh giữa từng cá thể học sinh với nhau là điều không được khuyến khích một chút nào, ngay cả trong các ngày hội thao của trường. Tất nhiên giữa các học sinh với nhau, tính cạnh tranh ganh đua là điều không thể tránh khỏi, nhưng những tính cạnh tranh nhỏ này không quá quan trọng như khi bọn trẻ lên 12 và tiến vào sơ cao trung. Cũng vì lí do đó mà trong một cuốn sách gần đây được viết bởi Peter Cave (2007), xem xét đến cách một đứa trẻ phát triển và định hình cái tôi cá nhân trong môi trường tiểu học ở Nhật Bản có nói rằng: gần đây tại Nhật Bản đang nổi lên một cuộc tranh cãi về vai trò của giáo dục trong xã hội  và những nỗ lực mong muốn cải tổ nền giáo dục trước rất nhiều chỉ trích cho rằng nó không tạo đủ điều kiện cho các em phát triển riêng về mặt cá nhân và khuyến khích sáng tạo.

0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: