CÁCH VIẾT CV TIẾNG NHẬT CỰC CHUẨN

Chi tiết bài viết

CÁCH VIẾT CV TIẾNG NHẬT CỰC CHUẨN

17/06/2019

CV tiếng Nhật – Có thể gọi là thứ không thể thiếu và là tấm giấy thông hành giúp bạn ứng tuyển thành công vào vị trí công việc sử dụng tiếng Nhật trong các công ty Nhật Bản. CV hay hồ sơ xin việc bằng tiếng Nhật được gọi bằng rirekisho (履歴書) là đại diện bằng giấy mô tả hoàn toàn đầy đủ về thông tin cá nhân và quá trình hoạt động làm nghề của bạn. Đó cũng chính là điểm quyết định xem bạn có làm cho nhà tuyển dụng ấn tượng, thấy bạn khác biệt và chọn bạn giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn hồ sơ thí sinh cạnh tranh khác.

Ở bài viết này, Sachtiengnhat.org sẽ hướng dẫn các bạn cách viết CV tiếng Nhật thật hoàn chỉnh và chính xác.

TỔNG QUAN VỀ MỘT CV TIẾNG NHẬT

Với nguồn cung cấp các mẫu CV đa ngôn ngữ trên các chuyên trang trực tuyến như hiện nay, hoàn toàn dễ dàng để bạn có thể chọn được những mẫu CV đa dạng.

Hầu hết, các mẫu rirekisho mà bạn tìm thấy sẽ có khuôn mẫu gần giống nhau đến 85% – 90%, vì vậy phần ăn điểm chính là nội dung CV phải tạo được dấu ấn. Ngoài ra, bằng việc sử dụng vốn tiếng Nhật sẵn có, bạn hoàn toàn có thể tự tay thiết kế cho mình những mẫu CV độc, lạ, thu hút nhà tuyển dụng.

Và bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem một CV đúng chuẩn, hay và đẹp sẽ bao gồm những gì nhé?

Quy trình 1 bản CV tiếng Nhật hệ thống chính xác, đầy đủ nhất theo trình tự gồm các mục sau:

  • Thông tin cá nhân
  • Qúa trình học tập và công tác
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Chứng chỉ, bằng cấp và giải thưởng
  • Kỹ năng cơ bản, điểm mạnh bản thân
  • Sở thích
  • Mục tiêu, nguyện vọng, lý tưởng nghề nghiệp( Lý do ứng tuyển)
  • Các thông tin bổ sung

Đây là những mục chứa đựng những thông tin bao quát mô tả về bạn đầy đủ nhất và để các bạn nắm rõ hơn về cách viết sao cho thông tin được cung cấp chi tiết và hiệu quả nhất, tại đây mình sẽ hướng dẫn phương phát viết chi tiết từng phần luôn nhé.

Tổng quan về một CV tiếng Nhật

CÁCH VIẾT CV TIẾNG NHẬT

  1. Thông tin cá nhân

thông tin cá nhân

Ở mục này, bạn hãy cung cấp các thông tin về bản thân như: tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ hiện tại, email, số điện thoại.

  • Họ và tên (氏名、): Để nhà tuyển dụng có thể đọc đúng tên bạn, hãy phiên âm tên bằng chữ Katakana ( điền ở phầnふりがな). Toàn bộ dòng tên được viết chữ in hoa, Font chữ Arial với cỡ chữ khoảng 14 – 16 inch giúp làm rõ ràng nổi bật phần tên của bạn.
  • Ngày tháng năm sinh (生年月日) sẽ trình bày theo kiểu của người Nhật tức là Năm/Tháng/Ngày.
  • Địa chỉ: Ghi địa chỉ sinh sống hiện tại của bạn, bao gồm số nhà, tên đường đường và quận huyện/ thành phố, không cần ghi cụ thể phường xã hay hẻm như địa chỉ trong tiếng Việt nhớ nhé.
  • Địa chỉ mail: Lưu ý rằng bạn đang gửi CV cho nhà tuyển dụng nên đòi hỏi đường dẫn tên mail phải mạch lạc, chuyên nghiệp và nghiêm túc. Tránh trường hợp những tên mail trẻ con mang tính vui chơi, giải trí

Ví dụ như: changtraichungthuy@…., cogaixauxi@…,

Đây là những tên mail tuyệt đối cấm kỵ không được sử dụng trong gửi tin xin việc, chỉ cần thấy CV từ những mail kiểu này gửi về, ngay lập tức nhà tuyển dụng sẽ bác bỏ đơn ứng tuyển và tệ hơn là liệt bạn vào danh sách đen là nguy hiểm đấy nhé.

Những tên mail hay bạn cần thể hiện tên, ngành nghề của mình sẽ làm nhà quản lý nhân sự rất thích như: phuongnguyenmarketing@….

  • Ảnh: Bạn có thể để ảnh 3*4, ảnh chân dung, nhưng phải lịch sự, tóc tai, trang phục gọn gàng, và góc mặt sáng để dễ dàng ghi điểm.
  1. Lý lịch học tập

lý lịch học tập

Phần lý lịch học tập cũng tương tự như các mẫu CV tiếng Việt, bạn sẽ chia thành 3 cột như hình trên.

  • Cột 1: Thời gian bắt đầu học
  • Cột 2: Thời gian kết thúc học
  • Cột 3: Tên trường/lớp/trung tâm, địa chỉ, tên khóa học.

Thời gian liệt kê này nên trong phạm vi khoảng 4 đến 5 năm trở lại hiện tại, với riêng cột 3 bạn có thể nêu thêm các thành tích, kỹ năng đạt được sau khi hoàn thành khóa học đó.

Lưu ý: Nêu theo kiểu liệt kê thông tin, tránh nói quá dài dòng, làm nổi bật những thành tích mà bản thân đạt được hoặc điểm số môn học có liên quan đến công việc ứng tuyển.

  1. Kinh nghiệm làm việc

Mục này chính là phần quan trọng nhất trong toàn CV của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ “soi” kỹ nhất.  Đó cũng là lý do bạn phải thật khéo léo, chắt lọc lời hay ý đẹp để đưa vào sao cho hợp lý nhất.

Kinh nghiệm làm việc

Phần này cũng bao gồm 3 cột Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và mô tả công việc.

Ở cột 3 mô tả công việc  bạn cần trình bày các nội dung như:

_ Tên công ty (ghi cả chữ phiên âm)

_ Địa chỉ công ty

_ Vị trí công việc đảm nhiệm ( Mách nhỏ: nên nêu những công việc có liên quan cơ bản đến việc làm bạn đang ứng tuyển)

_ Người tham khảo ( Nêu tên chức vụ, thông tin của người quản lý trực tiếp hoặc cộng sự của bạn để nhà tuyển dụng có thể tham khảo xác thực thông tin bạn cung cấp)

Bạn lưu ý, hãy nêu những kinh nghiệm làm việc cũ mà có ảnh hưởng trực tiếp với vị trí mới mà bạn đang xin, làm nổi bật, điểm mạnh lợi thế của bản thân cũng như cống hiến đã làm được, tránh việc nêu những kỹ năng xa rời, không liên quan đến công việc ứng tuyển sẽ làm nhà tuyển dụng không đánh giá cao hồ sơ của bạn.

Ví dụ: Công việc trước đây của bạn là Nhân viên Content marketing, các kinh nghiệm cơ bản có thể liệt kê như:

  • Kinh nghiệm: 2 năm kinh nghiệm viết content quảng cáo Webiste và Fanpage lên top Google
  • Am hiểu các thủ thuật SEO online, công cụ marketing online và offline
  • Thực hiện các hoạt động, chương trình viral trên kênh mạng xã hội
  • Kỹ năng Photoshop cơ bản, chỉnh sửa Video, Graphic
  • Tham gia lên ý tưởng đề xuất kế hoạch marketing online, event
  • Lý do nghỉ việc

Bạn nên biết rằng người Nhật rất chú tâm đến lòng trung thành của con người, họ toàn toàn không thích những nhân sự hay nhảy việc, không có lập trường. Vì vậy khi nêu lên lý do nghỉ việc, bạn hãy thật tinh tế dùng lời lẽ thật ý tứ để làm mọi thứ trở nên nhẹ nhàng và có lợi cho mình

  1. Chứng chỉ, bằng cấp

Chứng chỉ, bằng cấp

Bạn hãy trình bày, liệt kê những chứng chỉ đã đạt được trong quá trình học tập và làm việc, điểm thông minh là nên liệt kê những chứng chỉ, giải thưởng có liên quan mật thiết đến những kỹ năng có thể giúp ích cho công việc.

Chỉ cần nêu tên những chứng chỉ đó thôi, bạn không cần phải giải thích trình bày cho từng cái đâu nhé, nhà tuyển dụng sẽ tự hiểu phần này.

  1. Kỹ năng, điểm nổi bật của bản thân

Để cung cấp thông tin phần này tốt nhất, bạn hãy đọc kỹ phần “Yêu cầu công việc” từ mẫu tin tuyển dụng của công ty ứng tuyển, xem xét những yêu cầu mà đơn vị tuyển dụng đòi hỏi nhân sự phải đáp ứng là gì.

Kỹ năng, điểm nổi bật của bản thân

Từ đó, đúc kết ra những kỹ năng cần thiết cho vị trí đó, so sánh với bản thân có những điểm mạnh, lợi thế nào để có thể thực hiện công việc tốt nhất bạn hãy cho vào mục này hết nhé.

Mà nên nhớ là nêu đúng sự thật tránh nói quá lên, phô trương cầu kỳ thì khi phỏng vấn bạn sẽ bị lộ và gây bất lợi cho chính mình đấy. “Nói đúng – nói đủ trăm trận trăm thắng” ^^

Ví dụ: Một số kỹ năng có thể nói đến khi ứng tuyển vị trí HR

_ Japanese skills: N2 level

_ Enghlish skills: Ielts 7.0

_ Kinh nghiệm quản lý nhân sự: 5 năm

  1. Lý do ứng tuyển

lý do ứng tuyển

Sau kinh nghiệm làm việc và kỹ năng, lý do ứng tuyển cũng là phần ăn điểm nếu như bạn trình bày tốt đấy. Ở đây, bạn nên thực hiện chiến lược “Nói đúng nhưng hoa mỹ”, đương nhiên nhiều người xin việc làm sẽ quan tâm đến thu nhập, lương thưởng nhưng bạn sẽ không thể nói hoạch toẹt ra lý do ứng tuyển là để kiếm tiền mà cần phải nêu những lý do hơi hướng giúp ích cho công ty và tiến triển bản thân

Ví dụ:

_ Mong muốn học hỏi kinh nghiệm, trải nghiệm môi trường mới

_ Cống hiến, góp phần vào đội ngũ của công ty vững mạnh

Viết bình luận
0869613029
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền: