-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các cách nói phủ định trong tiếng Nhật
10/01/2019
Qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nhật, tôi nhận thấy người Nhật rất hay dùng cách nói phủ định. Nhiều trường hợp cách dùng phủ định của người Nhật không tương đương với cách dùng phủ định của người Việt.Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Thông thưòng cách nói phủ định của một ngôn ngữ nào đó đều có nghĩa phủ định. Thí dụ "Dịp hè năm nay tôi không đi đâu cả. "(Kotoshino natsuyasumi, dokoemo ikimasen.). Câu tiếng Việt cũng như câu tiếng Nhật đều có nghĩa phủ định "không đi". Nhưng nếu nói "Sao anh lại không đi đâu cả ? "(Dooshite dokoemo ikimasen ka ?) thì câu tiếng Việt và câu tiếng Nhật đều là câu hỏi phủ định, nhưng ý nghĩa lại là "khuyên nhủ", có nghĩa là "Anh nên đi đâu nghỉ ngơi cho thoải mái chứ." Nếu dạng phủ định trong tiếng Nhật và tiếng Việt giống nhau như thế này thì chẳng có điều gì đáng nói.
Qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nhật, tôi nhận thấy người Nhật rất hay dùng cách nói phủ định. Nhiều trường hợp cách dùng phủ định của người Nhật không tương đương với cách dùng phủ định của người Việt. Chính vì vậy tôi xin nêu những dạng phủ định trong tiếng Nhật có đối chiếu so sánh với tiếng Việt tìm ra những điểm khác nhau để người học có thể hiểu đúng cách nói phủ định của người Nhật và tránh được những sự hiểu lầm không cần thiết.
I. Dạng câu hỏi phủ định
1. Tương đương với câu hỏi khẳng định
Người Nhật thường hay dùng câu hỏi phủ dịnh (dùng động từ phủ định) cho câu hỏi nhẹ nhàng hơn thôi, chứ không có ý hỏi phủ định.
Thí dụ:
a) いっしょに食事をしませんか。
Anh cùng đi ăn với tôi chứ ?
b) いっしょに映画を見に行きませんか。
Em cùng đi xem phim với anh chứ ?
c) どうですか。いっしょに行きませんか。
Thế nào ? Đi cùng anh chứ ?
Ba câu trên mặc dù các động từ đều dùng dạng phủ định, nhưng ý nghĩa câu hỏi rất nhẹ nhàng, thân mật. Nếu không hiểu cách nói nhẹ nhàng này của người Nhật thì rất dễ dịch nghĩa theo ngữ pháp đơn thuần sang câu tiếng Việt là : "Không ăn cùng à ? " "Không đi xem phim cùng à ? " "Thế nào ? Không đi cùng à ?". Đây là cách trực dịch mà không hiểu cách nói của người Nhật. Cách hỏi của ba câu tiếng Nhật thí dụ kể trên hoàn toàn rất nhẹ nhàng, thân mật, chứ không có nghĩa khô cứng như kiểu tra hỏi của cách dịch ra tiếng Việt kể trên.
2. Dùng với nghĩa khuyên nhủ: - V-nai (ka)
Thí dụ :
a) 今度、いっしょにスキーに行かないか。
Lần tới chúng ta cùng nhau đi trượt tuyết chứ nhỉ ?
b) そろそろお茶にしませんか。
Thôi chúng ta uống cốc trà chứ nhỉ ?
c) ちょっと寄っていきません?
Chúng ta có ghé vào một chút không ?
Cách nói trên có nghĩa khuyên nhủ bạn mình bằng động từ thể hiện hành vi ý chí. Tất nhiên có thể dùng V-nai (ka) (Cách nói thân mật) hay V-masen (ka) (cách nói lịch sự). Thông thường người nói lên giọng cao ở cuối câu và cũng có trường hợp lược bớt trợ từ nghi vấn "ka" ở cuối câu.
3. Dùng với nghĩa nhờ vả - V-tekurenai(ka)
Thí dụ :
a) ちょっと手伝ってくれませんか。
Anh giúp tôi một tay có được không ạ ?
b) この本2,3日貸してもらえない?
Tôi muốn mượn cuốn sách này hai, ba ngày được không ?
c)5時までにおいでくださいませんか。
Trước 5 giờ mời bác tới được không ạ ?
d) 明日もう一度ご来店いただけないでしょうか。
Ngày mai chúng tôi rất muốn kính mời quý khách lại tới cửa hàng ạ .
Cách nói thể hiện sự nhờ vả đối với người nghe bằng các mẫu câu như "V-tekurenaika" hoặc "V-temoraenaika". Cách nói lịch sự có thể dùng các mẫu câu: "V- tekudasaimasenka/ itadakemasenka/ itadakemasendeshooka " hoặc " O/Go…kudasaimasen ka/ …itadakenai deshooka".
Trường hợp dùng "morau/itadaku" cần chú ý dùng dạng phủ định của "moraeru/itadakeru" (khả năng) như V-temoraenaika/itadakenaika". Trường hợp dùng động từ kính ngữ (oideninaru) hay động từ Hán Nhật (raitensuru) khi đi với "itadaku/kadasaru" thì thông thường lược bỏ "ninatte" hay "shite" mà có thể dùng trực tiếp như "Oideitadakemasenka/kudasaima senka" "Goraiten itadakemasenka/kudasaima senka". Phần nhiều khi nói thì lên giọng ở cuối câu và có thể lược bớt trợ từ nghi vấn "ka" được.
4. Dùng với nghĩa cầu khiến (mệnh lệnh) V-nai (ka)
Thí dụ :
a)おい待たないか。
Này, có đợi không nào !
b)だまらないか。
Có im không nào
c) 速く起きないか。
Có dậy ngay không nào !
Câu nói thể hiện sự cầu khiến người nghe cần có hành động ngay. Cách nói này rất giống với câu cầu khiến "Đợi nhé, im đi, dậy đi !". Vì được dùng trong tình trạng người nghe không hành động, nên người ta thường cảm thấy người nói tỏ ra sốt ruột, bực mình…Trường hợp này chỉ dùng cho nam giới và không dùng lối nói lịch sự.
5. Dùng với nghĩa xác nhận - N/Na-dewanaika, A-kunaika, V-naika
Cách dùng này ngoài động từ ra, còn có thể dùng Danh từ, tính từ 2, tính từ 1 ở dạng phủ định.
Thí dụ :
a) 子供には無理じゃないですか。
Đối với trẻ con có quá sức hay không ?
b) この部屋、変な匂いがしない?
Phòng này có mùi gì lạ phải không ?
c) ちょっと駅から遠すぎませんか。
Cách ga hơi xa quá phải không ?
d) 彼の様子、ちょっと変だと思いませんか。
Anh không thấy anh ta hơi khác à ?
Những câu trên dùng trong trường hợp muốn xác nhận lại suy nghĩ của người nói với người nghe xem có đúng không. Tuy dùng hình thức phủ định "X janai ka"(có phải là X hay không), nhưng lại là khẳng định nội dung xác định " là X". Nếu người nghe nhất trí ý kiến thì trả lời " Hai/un. Soo da". Nếu có ý kiến khác thì trả lời " Iie/ iya. Soo dewanai". Khi xác nhận trường hợp sự việc đã xảy ra thì dùng hình thức quá khứ "ta" như sau :
Thí dụ :
a) 何か物音がしなかったか。
Có tiếng vật gì kêu ấy nhỉ ?
b) いや、僕には何も聞こえなかったけど。
Không, tôi chẳng nghe thấy gì cả.
c) 私に電話かかって来ませんでしたか。
Có ai gọi điện cho tôi không ?
いいえ。
Không ạ.
6. Dùng với nghĩa khiêm tốn, khách khí- N/Na-dewanaika, A-kunaika, V-naika
Cách dùng cũng giống như trường hợp (4)
Thí dụ :
a) 最近 彼の言動はちょっと変じゃないか。
Gần đây lời nói và hành động của anh ta hình như có chút lạ lùng thì phải ?
b) このスープ、ちょっと、塩味が薄くないか。
Nồi canh này có lẽ hơi nhạt thì phải ?
c) そんなに働いたら病気にならないか。
Làm việc như thế chẳng lẽ không ốm hay sao ?
Đây là cách biểu hiện của người nói khi muốn thể hiện suy nghĩ của mình một cách khiêm tốn. Với suy nghĩ "Soodewanaika to omou" và nói ra một cách không khẳng định còn chút nghi ngờ. Trường hợp quá khứ thì dùng "(dewa)nakattaka".
Thí dụ :
昨日見かけた人、山田さんの奥さんじゃなかったか。
Người nhìn thấy hôm qua có phải là người vợ của anh Yamada đấy không ?
II. Dạng phủ định ở cuối câu có nghĩa phủ định cả câu
1. Dạng phủ định ở cuối câu tương đương phủ định ở giữa câu và quá khứ ở cuối câu. …..V-teVnai = V-naide Vta
Động từ thứ 1 (giữa câu) ở dạng "te" (V-te) đi với động từ thứ 2 (cuối câu) ở dạng phủ định có nghĩa phủ định cả câu.
Thí dụ : 父から頼まれた封筒を買って
帰らなかった。
Câu này có nghĩa là : 帰ったことは帰
ったが、父から頼まれた封筒を買って
帰ることはしなかった。
Về thì đã về nhưng không mua phong bì thư về cho bố.
Trong tiếng Việt không có cách nói "mua không về" (VteVnai) mà chỉ có cách nói "không mua về"(VnaideVta). Nhưng trong tiếng Nhật có hai cách nói thậm chí có tới ba cách nói nhưng đều chung một nghĩa : "không làm việc gì đó rồi về". Câu thí dụ trên có thể dùng theo ba cách sau :
Cách thứ 1 : 父から頼まれた封筒を買って帰らなかった。
Cách thứ 2 : 父から頼まれた封筒を買わないで帰った。
Cách thứ 3 : 父から頼まれた封筒を買って帰ることはしなかった。
Nghĩa chung của ba cách nói trên là : "Tôi không mua phong bì thư về cho bố tôi ".
Sau đây là một số ví dụ có thể dùng hai cách, nhưng trong tiếng Việt chỉ có thể dịch ra nghĩa tương đương duy nhất một cách mà thôi.
Thí dụ :
a) 先のことをよく考えて話さなかった。(考えないで話した。)
Tôi đã nói mà thiếu suy nghĩ chuyện sắp tới.
b) 危ないから、並んで歩かないでください。(並ばないで歩いてください)
Vì nguy hiểm xin hãy đừng đi hàng ngang!
c) 疲れていたので、歯を磨いて寝ませんでした。(磨かないで寝た。)
Vì mệt quá nên khi đi ngủ không kịp đánh răng.
d) 隣の人の答えを見て書いてはならない。(見ないで書くこと)
Không được nhìn bài của bạn bên cạnh mà chép đâu nhé !
2. Phủ định ở câu giả định thì phải phủ định ở cuối câu chính.(nếu không…thì không…).
Thí dụ :
a) 走って行かないと間に合わない。(走らないで行くと間に合わない)
Nếu không chạy thì không kịp.
b)食べないと大きくなれないよ。
Nếu không ăn thì không lớn được đâu !
c) 気温が高くないとうまく発酵しない。
Nếu thời tiết không ấm lên thì không lên men được tốt đâu !
** Trường hợp khi dùng động từ ngắt câu ở dạng "te"(Vte) thể hiện động tác xảy ra theo trình tự thì không được áp dụng dạng phủ định động từ ở cuối câu có nghĩa phủ định cả câu.
3. Dùng mẫu câu "……wakedewanai." (Không phải ….)
Dạng mẫu câu phủ định này thường dùng để phủ định một câu đơn hoặc một phân câu. Vì vậy phía trước thường dùng các phó từ " dakara toitte" " betsuni" "tokuni". Khi cần nhấn mạnh có thể dùng "…toiu wakedewanai".
Thí dụ :
a) あの人だけが悪いわけではない。皆、責任がある。
Không phải chỉ riêng anh ta có lỗi. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm.
b) 無論なんでも外国人のまねをした方がいいと考えているわけではないが。
Tất nhiên không phải tôi cho rằng cái gì cũng nên bắt chước người nước ngoài.
c) あのレストランはいつも満員だが、だからといって特においしいというわけ
ではない。
Nhà hàng ấy lúc nào cũng đông khách. Nói vậy nhưng không phải là ngon lắm đâu.
d) 今日は学校へ行く気がしない。雨だから行きたくないというわけではない。
ただ何となく今日は何もする気になれないのだ。
Hôm nay tôi không muốn đi học. Không phải vì mưa tôi không muốn đi, mà không hiểu sao hôm nay tôi chẳng muốn làm gì cả.
Dùng dạng phủ định này thể hiện cách nói phủ định gián tiếp hay là cách nói xa xôi làm cho người nghe không bị sốc.
Thí dụ : いえ、予定があるわけではないのですが。
Không phải là tôi có kế hoạch riêng đâu.
Hoặc người ta có thể dùng lối nói khéo hơn, tế nhị hơn là :
そういうわけではないのですが。
Dạ không phải thế đâu ạ .
4. Dùng mẫu câu "…..nodewanai" ở cuối câu để phủ định cả câu.
Thí dụ :
何もテレビに映る光景が作り物だといっているのではない。
Không phải người ta nói rằng tất cả những cái gì chiếu trên TV đều là cảnh giả.
Nhưng mâũ câu này thường được dùng với nghĩa nhẹ nhàng hơn, khiêm tốn hơn thì thêm trợ từ "ka" rồi lại có thể thêm "toomou" hoặc "darooka". Cụ thể như sau :
……nodewanai ka. のではないか
…….nodewanai ka toomou. のではないかと思う
……..nodewanai darooka. のではないだろうか
a) 不況はさらに深刻化するのではないか。
Có phải tình hình kinh tế sa sút ngày càng trầm trọng hơn đó sao ?
b) 環境破壊がさらに進めば、人類も生存できなくなるのではないかと思う。
Tôi cho rằng nếu tình trạng phá hoại môi trường cứ tiếp diễn thì liệu loài người còn có thể tiếp tục tồn tại được nữa hay không đây.
c) 日本は経済大国なのだから、環境問題で世界にもっと貢献できるので
はないだろうか。
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế, nên chăng có thể góp phần nhiều hơn nữa cho nhân loại về mặt bảo vệ môi trường ?
III. Dạng phủ định không có nghĩa phủ định
1. Dùng mẫu ".nakerebanaranai/ …nakerebaikenai/ …nakerebadameda/…nakutewadameda/….nebanaranu "
Tất cả đều có nghĩa là "phải", nghĩa là đối với mọi người ai ai cũng thấy cần thiết, có nghĩa vụ phải làm như thế.
Thí dụ :
a) 田中さん、この本は明日までに返さなければいけませんよ。
Anh Tanaka ! Cuốn sách này phải trả chậm nhất là trong ngày mai đấy nhé !
b) 私は今日の午後病院へ行かなければいけません。
Chiều nay tôi phải đi viện.
c) 強い薬は注意して使わなければならない。
Anh phải chú ý khi sử dụng loại thuốc mạnh.
d) 言わねばならぬ時は、はっきり言ったほうがよい。
Khi phải nói thì nên nói cho rõ ràng.
e) もっと体を大切にしなければだめですよ。
Cậu phải chú ý nhiều đến sức khoẻ đấy !
"…nakerebadameda/…nakutewadameda " thường dùng nhiều trong văn nói hơn. Còn "…nebanaranu/…nebananai" thường dùng trong văn viết.
2. Dùng mẫu câu "…nichigainai " ở cuối câu có nghĩa khẳng định cả câu.
Người nói nói ra có căn cứ gì đó với niềm tin chắc chắn. Dùng trong văn viết.
Thí dụ :
a) あそこにかかっている絵は素晴らしい。値段も高いにちがいない。
Bức tranh treo đằng kia rất tuyệt. Chắc chắn giá cũng không rẻ đâu.
b) 学生の憂鬱そうな様子からすると、試験はむずかしかったにちがいない。
Trông dáng vẻ lo lắng của sinh viên, chắc chắn bài thi khó.
c) あの人は規則をわざと破るような人ではない。きっと知らなかったに
ちがいない。
Anh ta không phải là người cố tình vi phạm nội quy. Chắc chắn là do không biết.
3. Dùng mẫu câu : "….kamoshirenai" "….kanenai " có nghĩa dự đoán khách quan.
Cách dịch ra từ tương đương trong tiếng Việt thường là "có thể…" có nghĩa dự đoán tình hình khách quan không chắc chắn. Thường dùng trong văn nói. Riêng mẫu câu "…kanenai" chỉ dùng dự đoán khả năng xấu có thể xẩy ra. Chỉ dùng trong văn viết.
Thí dụ :
a) ここよりもあっちの方が静かかもしれない。行ってみようか。
Có thể phía đằng kia yên tĩnh hơn đây. Ta ra đằng ấy xem sao.
b) 雨が降るかもしれないから、傘を持っていったほうがいいよ。
Có thể trời sẽ mưa, vì vậy nên mang ô đi.
c)ノックをしても返事がない。彼はもう寝てしまったのかもしれない。
Gõ cửa mà không thấy trả lời. Có thể anh ấy đang ngủ.
d) 風邪だからといってほうっておくと、大きい病気になりかねない。
Nghĩ là bị cảm mà coi thường không chữa là có thể mắc bệnh nặng.
e) 今回の土砂崩れは二次災害を引き起こしかねないものであり、対策を
急がねばならない。
Việc sụt lở đất lần tới có thể dẫn đến thiệt hại nữa, nên phải khẩn trương có biện pháp phòng chống.
Hai câu (d) và (e) là chỉ dự đoán khả năng xấu.
4. Dùng mẫu câu "…nimokakawarazu/ nimokakawarazu …"
Có nghĩa là "có tình trạng như vậy mà vẫn diễn ra tình trạng khác với dự đoán thông thường". Thường dịch ra từ tương đương trong tiếng Việt là "mặc dù…" hoặc "mặc dù vậy…" Mẫu câu này có thể dùng ở cuối câu hay dùng ngay ở đầu câu.
Thí dụ :
a) 悪条件にもかかわらず、無事登頂に成功した。
Mặc dù thời tiết xấu, họ đã thành công trong việc leo tới đỉnh an toàn.
b) 母が止めたにもかかわらず、息子は出かけていった。
Mặc dù người mẹ can ngăn nhưng đứa con trai vẫn ra đi.
c) 規則で禁止されているにもかかわらず、彼はバイクで通学した。
Mặc dù trong quy định cấm, nhưng cậu ta vẫn đi học bằng xe máy.
d) 危険な場所だと十分注意されていた。にもかかわらず、軽装で出かけて
遭難するはめになった。
Người ta đã nhắc nhở kỹ là nơi ấy nguy hiểm. Mặc dù vậy anh ta chuẩn bị hành trang không tốt lắm nên đã gặp nạn.
5. Dùng mẫu câu "…nisuginai" (chẳng qua chỉ là…, mà chỉ là…)
Có nghĩa là "không quan trọng lắm, chẳng qua chỉ là…"
Thí dụ :
a) 彼は政治家ではなく、単なる官僚に過ぎない。
Ông ấy không phải là chính trị gia mà chỉ là một quan chức thôi.
b) それが本当にあるかどうかは知りません。例として言っているにすぎ
ないんです。
Tôi chẳng biết thực hư thế nào ? Chẳng qua cũng chỉ nói ví dụ thôi.
c) そんなに怒られるとは思ってもみなかった。からかったにすぎないのに。
Tôi không nghĩ rằng là anh ta lại cáu như thế. Chẳng qua chỉ là trêu tý thôi mà.
6. Dùng mẫu câu : "…nihokanaranai" (chính là nhờ…, chính là do…"
Có nghĩa là "không phải cái gì khác mà chính là cái đó". Thường dùng trong văn viết, không dùng trong văn nói".
Thí dụ :
a) 彼の成功は毎日の努力の結果にほかならない。
Ông ta thành công chính là nhờ sự cố gắng mỗi ngày.
b) これこそ我々の探していた新しい薬にほかならない。
Đây chính là loại tân dược mà bấy lâu nay ta đang tìm kiếm.
c) 今回の事故が起きた原因は、交通で安全性を軽視してきた結果に
ほかならない。
Nguyên nhân xảy ra tai nạn lần này chính là do ý thức coi thường an toàn giao thông.
7. Dùng mẫu "…hokanai (hokawanai)”
( đành phải…)
Có nghĩa là "không còn cách nào khác đành phải làm như vậy thôi". Thưòng dùng trong văn viết. Trong văn nói thường dùng "…shikanai" hoặc "…hokashikataganai".
Thí dụ :
a) 買い物に行ったが、店が全部休みだったので、帰るほかなかった。
Tôi đã đi mua các thứ, nhưng vì cửa hàng đóng cửa nên đành phải về.
b) 気は進まないが、上司の命令であるので従うほかはない。
Tôi chẳng muốn nhưng vì là lệnh của sếp nên tôi đành phải theo.
c) だれも代わりに行ってくれる人がいないので、自分で行くほかはない。
Chẳng có ai đi thay tôi nên tôi đành phải đi vậy.
8.Dùng mẫu câu "…yamuwoenai"(buộc phải, đành phải, không thể tránh khỏi…)
Có nghĩa là "ở vào tình thế bắt buộc, không làm thế không được".
Thí dụ :
a) 体の具合が悪いのなら、仕事を休んでもやむをえないだろう。
Nếu tình trạng sức khoẻ yếu, chắc là anh ấy đành phải nghỉ việc.
b) 工場が増えるにつれて、公害が出てくるのもやむをえない。
Nhà máy càng ngày càng nhiều lên sẽ không thể tránh khỏi vấn đề ô nhiễm môi trường.
c) やむをえない用事があって、会議を欠席した。
用事があって、やむをえず、会議を欠席した。
Tôi có việc không thể đừng được nên đã vắng mặt trong cuộc họp.
IV. Dạng phủ định hai lần có nghĩa khẳng định
1. Dùng mẫu câu "…naikotowanai" hoặc "…naikotomonai"
Dùng trong trường hợp phủ định toàn diện "hoàn toàn không có chuyện như thế", thể hiện nghĩa khẳng định "có khả năng như thế" hoặc "không phải hoàn toàn như thế nhưng cũng có thể nói như thế".
Thí dụ :
a) A. 彼女は来ないんじゃないか。
Liệu cô ta có đến không ?
B. 来ないことはないと思うよ。遅れても必ず来ると言っていたらから。
Tôi nghĩ chắc là đến thôi. Bởi vì cô ta đã nói là muộn cũng đến mà.
b) A. 1週間でできますか。
Một tuần bác có làm xong không ?
B. できないことはないですが、かなり頑張らないと難しいですね。
Xong thì xong nhưng nếu không hết sức cố gắng thì cũng không dễ dàng đâu.
c) A. 行きたくないの?
Bạn không muốn đi phải không ?
B. 行きたくないことはないけど、あまり気がすすまないんだ。
Không phải là không muốn đi nhưng tôi không cảm thấy hứng lắm.
d) 言われてみれば、確かにあのときの彼は様子がおかしかったという気が
しないこともない。
Người ta nói như thế không phải là tôi không nhận thấy rằng đúng là anh ta lúc đó trông buồn cười lắm.
e) この会社は社長一人の意見で動いていると言えないこともない
Cũng có thể nói rằng ở công ty này ý kiến riêng của giám đốc là quyết định.
2. Dùng mẫu câu "…naidewairarenai" hay "…naidewaokanai"
Liên tiếp sử dụng hình thức phủ định của động từ để thể hiện khả năng ý chí không thể tự kiềm chế được một cách tự nhiên. Các động từ được sử dụng thường là các động từ chỉ hành vi, suy nghĩ, tình cảm của con người. Dùng trong văn nói, còn trong văn viết thì dùng "…sezuniwairarenai". Riêng mẫu câu "…naidewaokanai" thì dùng liên tiếp hình thức phủ định của ngoại động từ hoặc nếu dùng nội động từ thì phải chia ở dạng shieki để thể hiện bằng sức mạnh bên ngoài dẫn đến hành động hoặc trạng thái đó mà không phải bằng ý chí của bản thân người đó. Vốn dĩ dùng trong văn viết, nhưng thông thường văn viết dùng mẫu "…sezuniwaokanai".
Thí dụ :
a) 言わないほうがよいことは分かっているが、話さないではいられなかった。
Tôi hiểu rằng không nên nói nhưng đã không thể không nói.
b) あの映画を見たら、誰だって感動しないではいられないだろう。
Xem bộ phim ấy ai cũng phải cảm động.
c) この作品は、読む者の胸を打たないではおかないだろう。
Tác phẩm ấy ai đọc cũng phải cảm động.
d) 彼女とのこと、白状させないではおかないぞ。
Không thể không bắt cậu thú tội về chuyện với cô ta.
3. Dùng mẫu câu " …naidewasumanai".
Liên tiếp sử dụng hình thức phủ định của động từ dể nói lên rằng "không thể để yên tình trạng đó". Thông thường chỉ tình trạng xẩy ra không tốt, nên cách diễn đạt cũng không mềm mại.
Thí dụ :
a) 知り合いに借りたキャンプ用のテントをひどく破ってしまった。
新しいのを買って返さないではすまないだろう。
Ta đã làm rách nát lều bạt cắm trại mượn của bạn. Có lẽ phải mua cái mới để trả thôi.
b) こんなひどいことをしたんでは、お母さんにしかられないではすまないよ。
Làm cái chuyện tồi tệ như thế thể nào cũng bị mẹ mắng thôi.
c) 罪もない人々に、このような過酷な運命を強いてしまった。いつの日にか、
その報いを受けないではすまないであろう。
Cứ cưỡng bức quá mức đối với những người vô tội rồi sẽ có ngày bị quả báo thôi.
4. Dùng mẫu câu "…naidemonai"
Dùng hình thức phủ định động từ, tính từ "nai" có nghĩa là "chuyện đó không phải hoàn toàn không có mà cũng có khi có." Còn có thể dùng "…naikotomonai" hoặc " …nakumonai".
Thí dụ :
a) A. 納豆はお好きですか。
Anh có thích ăn Nattoo không ?
B. 食べないでもないが、あまり好きじゃありません。
Tôi có ăn nhưng không thích lắm.
b) 自分にも悪い点があったことは認めないでもない。
Tôi phải thừa nhận rằng bản thân mình cũng có khuyết điểm.
c) 考えてみれば、彼の意見ももっともだという気がしないでもない。
Suy nghĩ kỹ tôi cũng thấy rằng ý kiến của anh ấy là đúng nhất.
d) 娘は、見合いで結婚するつもりがないでもないらしい。
Hình như cô con gái có ý định lấy chồng theo cách môi giới
(miaikekkon).
e) 海外旅行をしたい気もないではないが、なかなかその時間がとれない。
Tôi cũng muốn đi du lịch nước ngoài nhưng không bố trí được thời gian.
5. Dùng mẫu câu "…naitomokagiranai"
Có nghĩa là "việc đó không phải là đúng 100%" nhưng thường được dùng khi người nói cảm thấy không thật sự yên tâm mặc dù thấy ít có khả năng xảy ra sự việc, và nên có sẵn cách đề phòng vẫn hơn.
Thí dụ :
a) 鍵を直しておかないと、また泥棒に入られないともかぎらない。
Nếu không chữa cái khoá cửa thì cũng có thể kẻ trộm nó lại vào.
b) 間違えないとも限らないので、もう一度確認した方がいい。
Có thể nhầm vì vậy nên xác nhận lại lần nữa.
c) 事故じゃないとも限らないし、ちょっと電話を入れてみたほうがいい
かもしれない。
Có thể xảy ra tai nạn vậy nên gọi điện thoại thử xem sao.
6. Dùng mẫu câu "…naimonodemonai"
Có nghĩa là "có thể làm được"(không phải là không làm được). Cách nói cũ và hơi cứng.
Thí dụ :
a) この程度の料理なら、私にも作れないものでもない。
Nếu món ăn nấu ở mức này thì tôi cũng có thể nấu được.
b) 道は険しいが、気をつけて歩いて行けば行けないものでもない。
Đường đi rất hiểm trở, nhưng nếu đi cẩn thận thì vẫn đi được.
c) このルートで休みなしに走れば、間に合わぬものでもない。
Nếu chạy một mạch không nghỉ trên con đường này thì vẫn có thể kịp.
7. Dùng mẫu câu "…naiwakeniwaikanai"
Dùng liên tiếp hình thức phủ định của động từ để nói lên "nghĩa vụ" phải làm (không thể không làm). Nghĩa vụ này đã trở thành ý thức, quan niệm xã hội thông thường mà ai ai cũng đều suy nghĩ như vậy.
Thí dụ :
a) 私が入院したことは誰にも話したくないが、田舎の母には知らせないわけ
にはいかないだろ
Tôi không muốn nói cho bất cứ ai biết chuyện tôi nằm viện, nhưng có lẽ bắt buộc tôi phải nói cho mẹ tôi ở quê biết.
b) 実際にはもう彼を採用することに決まっていたが、形式上はめんどうでも
試験と面接をしないわけにはいかなかった。
Thực tế là chúng tôi đã quyết định tiếp nhận anh ta, nhưng về hình thức thì dù có hơi phiền phức vẫn cứ phải cho kiểm tra và phỏng vấn.
c) 今日は車で来ているのでアルコールを飲むわけにはいかないが 先輩に飲めといわれたら飲まないわけにもいかないし、どうしたらいい
のだろう。
Hôm nay tôi lái xe ô tô đến đây nên không được uống rượu, nhưng nếu các anh ấy bảo uống thì phải uống, không biết nên như thế nào đây?
8. Dùng mẫu câu "…nakutewaikenai, nakutewanaranai, nakutewadameda"
Dùng các mẫu câu trên có nghĩa là "việc làm như thế nói chung là cần thiết là trách nhiệm". Trong văn nói có thể dùng "…nakucha" phần tiếp sau cũng có thể được lược bớt đi.
Thí dụ :
a) 履歴書は自筆のものでなくてはいけない。
Bản lý lịch phải tự khai.
b) 教師はどの生徒に対しても公正でなくてはならない。
Thầy giáo phải công bằng đối với bất cứ học sinh nào.
c) 家族が住むには、もう少し広くなくてはだめだ。
Để gia đình có thể ở được thì phải nới rộng thêm một chút nữa.
d) もっとまじめに勉強しなくちゃだめだよ。
Phải chăm chỉ học hành hơn nữa đấy nhé !
e) もう行かなくちゃ。
Phải đi thôi !
Hai câu (d) và (e) dùng trong văn nói. Riêng nửa trước của mẫu câu "…nakutewa…" có thể thay bằng "…nakereba…" như "…nakerebaikenai,
nakerebanaranai, nakerebadameda".
Thí dụ :
a) 教師は、生徒に対して公平でなければならない。
Thầy giáo đối với học sinh phải công bằng.
b) そろそろ、帰らなければいけません。
Thôi nhỉ ! Chúng ta phải về.
c) もっと自分を大切にしなければだめですよ。
Phải biết hết sức giữ gìn bản thân mình chứ !
Dạng phủ định trong tiếng Nhật được sử dụng khá nhiều mẫu câu. Phần trình bày kể trên chỉ là một số mẫu câu thuộc dạng phủ định trong tiếng Nhật mà tác giả bước đầu nghiên cứu so sánh với tiếng Việt thấy có những điểm khác nhau giữa hai thứ tiếng để người học cần lưu ý, tránh nhầm lẫn khi hiểu và sử dụng mà thôi.