-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BÁNH NGỌT NHẬT BẢN WAGASHI – NGHỆ THUẬT ẨM THỰC XỨ PHÙ TANG
17/06/2019
Không chỉ nổi tiếng bởi nền văn hóa đa dạng, đặc sắc cùng nếp sống văn minh đi trước thời đại, Nhật Bản còn khiến cho trái tim bao người trên thế giới rung lên bởi nét ẩm thực tài hoa phong phú, có một không hai.
Và một trong những tượng đài nghệ thuật ẩm thực không thể không kể đến đó là Wagashi – món bánh ngọt hoa mỹ của họ, không chỉ thơm ngon từ hương vị mà còn làm nức lòng người thưởng mộ bởi vẻ đẹp tinh xảo và điêu luyện, biến hóa trên từng mẩu bánh. Sachtiengnhat.org sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin về món bánh tuyệt vời này nhé.
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA BÁNH NGỌT NHẬT BẢN WAGASHI
Từ thời Yayoi (300 TCN – 300) khi đời sống con người còn ở thuở khai nguyên, Wagashi đã ra đời ở Nhật như một thiêng phẩm dùng để tế thần. Ở thời đại này những chiếc bánh Wagashi chỉ đơn giản là những mẩu bánh thô, không có gì quá đặc biệt, mãi đến những năm 1603 – 1867, nền ẩm thực này mới bắt đầu bước vào thời kỳ thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn bấy giờ, Wagashi gần như trở thành biểu tượng món ngon của xứ sở hoa anh đào và chỉ dành riêng cho giới thượng lưu hay những bậc quý tốc giàu có, chức quyền trong xã hội. Đây được xem là món ăn tráng miệng không thể thiếu sau các bữa ăn cùng với tiệc trà, những người được thưởng thức bánh ngọt Nhật Bản Wagashi đều cho thấy được sự cao sang, quý phái, đẳng cấp bề trên so với người khác.
Nối dòng lịch sử, bánh ngọt Wagashi vẫn trường tồn theo thời gian và giữ được hương vị thanh khiết truyền thống đặc trưng. Chỉ đến khi Nhật Bản bước vào những năm 1900 thời Minh, giao thương mở cửa, Á Âu giao hòa thì Wagashi mới bắt đầu có những thay đổi để phù hợp hơn với bạn bè năm châu.
ĐÔI NÉT KHÁM PHÁ VỀ BÁNH NGỌT NHẬT BẢN WAGASHI
Nếu xét về phương diện của món bánh ngọt thì Wagashi đã vượt qua mọi khuôn khổ của một thực phẩm thông thường, nó không chỉ làm cho thực khách cảm nhận được vị ngon mà còn kích thích cả khướu giác, thị giác và xúc giác.
Cái tên Wagashi được bắt nguồn từ ý tứ gợi nhắc về vẻ đẹp của thiên nhiên, trong mỗi chiếc bánh đều có sự hòa quyện của cảnh vật đất trời và sức mạnh của con người, tạo nên một bức tranh tổng thể làm say đắm lòng người.
Một chiếc bánh sẽ gồm có 2 bộ phận, phần vỏ bọc bên ngoài và phần nhân bên trong. Các thành phần chính như bột gạo, bộp nếp, đậu đỏ, đường mía…, vỏ bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh cũng tượng trưng cho các hình ảnh thiên nhiên, đất trời như lá mơ, bông tuyết, hoa đào, phong vũ…
Bánh ngọt Nhật Bản Wagashi sau khi qua bàn tay tuyệt tác tài hoa của các nghệ nhân làm bánh lành nghề sẽ cho ra hàng trăm mẫu bánh có hình dạng và vẻ đẹp phong phú từ hoa lá, họa tiết cho đến các biểu tượng manga, nhân vật hoạt hình được yêu thích.
Thế nhưng, dù có hình thù khác nhau, tất cả chiếc bánh ngọt Wagashi đều có một điểm chung đó là hương vị thơm ngọt thanh khiết, dễ chịu, mềm tan nơi đầu lưỡi. Người ta còn bí mật truyền tay nhau rằng bí quyết của vị ngọt thanh khiết đó chính là nhờ một loại đường mía truyền thống được sản xuất tại Nhật Bản có tên gọi wasambonto.
Loại đường này được trải qua quá trình tinh chế công phu và cho ra những hạt màu kem cực mịn có vị thơm ngọt thanh tao của bơ và mật ong trộn lẫn.
Hấp dẫn quá phải không nào, còn chờ gì nữa ngay bây giờ hãy cùng Sachtiengnhat.org điểm qua đôi nét về các loại bánh Wagashi nổi tiếng nhất nhé!
YOKAN – BÁNH THẠCH
Yokan là loại bánh được làm từ thạch, tương tự như bột rau câu của Việt Nam có tên gọi là Kanten. Bánh được đổ thành từng lớp, pha trộn màu sắc ngẫu hứng tùy vào sự sáng tạo của người thợ. Thông thường, lớp trên cùng của chiếc bánh sẽ được đổ khuôn màu trong suốt giúp có thể nhìn xuyên thấu bên trong là hình ảnh cành hoa, ngọn cỏ, tạo nên một tác phẩn nghệ thuật bắt mắt.
Cùng với đó là màu sắc bánh tươi mới, khi ăn vào sẽ có vị thơm ngọt, thanh mát, giòn giòn tan tan. Yokan sẽ được tăng thêm phần hấp dẫn nếu như được giữ lạnh ở nhiệt độ vừa đủ.
MOCHI
Với người Nhật mochi là loại bánh phổ biến nhất, hầu như trong tất cả các dịp lễ hội, ngày Tết, gia đình nào cũng đều chuẩn bị sẵn loại bánh này để thưởng thức.
Cách làm bánh Mochi cũng khá đơn giản, chỉ cần khéo léo tinh ý thì chị em nào cũng đều có thể làm được.
Bước đầu tiên, ta dùng bột gạo, giã nhuyễn, đánh đều sao cho bột có độ sánh, sau đó phủ một lớp bột tạo lớp vỏ bên ngoài với nhiều màu sắc. Lớp nhân bên trong có thể được thay thế bằng đậu đỏ, trà xanh, bơ, phô mai hay kem,…Khi hoàn thành bánh Mochi có hình tròn giống như bánh Pía của người Việt nhưng kích thước có phần nhỏ hơn.
HIGASHI – BÁNH HÌNH CÁNH HOA
Higashi là bánh khô, được đổ từ các khuôn có dạng sẵn, bên trong là nhân bánh. Vị của Higashi cũng tương tự như các loại trong họ bánh ngọt Nhật Bản Whagashi khác nhưng có cách trang trí cực kỳ công phu, nét chạm khắc hết sức tinh xảo và tạo được sự chấm phá khác biệt giữa rất nhiều loại bánh khác.
NAMAGASHI – BÁNH ẨM
Namagashi là bước phát triển mới của bánh mochi truyền thống, nếu như loại bánh mochi cũ chỉ có hình tròn đơn điệu thì Namagashi lại mô phỏng hình dạng các loài hoa, các loại quả tượng trưng cho các mùa trong năm. Cầm chiếc bánh Namagashi trên tay chúng ta như ôm trọn thiên nhiên đất trời vào mình và được nếm trải vị thơm ngọt, tươi mới của 4 mùa hoa tươi thật sự không còn gì sánh bằng.
Vào các dịp lễ, người Nhật vẫn hay dùng namagashi làm quà biếu cho người thân, đối tác làm ăn. Trong một hộp bánh thường có 4 chiếc gợi lên các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm, 4 hướng trời Đông, Tây, Nam, Bắc nhằm ngỏ ý mong cầu may mắn bình an, như ý, thuận hòa đến với người được trao tặng.
MONAKA – BÁNH RÁN
Bánh Monaka được làm từ bột nếp và nhân đậu đỏ. Không giống như Higashi và Namagashi được làm chín bằng cách hấp bánh, Monaka lại sử dụng phương pháp rán, chính vì vậy chúng có mùi thơm và màu sắc gần giống với bánh quy khô.
Tạo hình của loại bánh này thường có hình hoa cúc Nhật hoặc hoa anh đào, cái tên Monaka cũng được đặt từ tên của loài hoa cúc ( Monaka trong tiếng Nhật có nghĩa là hoa cúc ).
Chính bởi phương pháp chế biến có phần khác lạ so với mô hình làm các loại bánh ngọt Nhật Bản Wagashi cũ, cùng với lớp vỏ mỏng, giòn khiến cho Monaka gần giống như bánh quy của Châu Âu. Người Nhật không mấy thích ứng được với loại bánh này, vì vậy Monaka cũng ít được sử dụng ở Nhật, nhưng các nhà sản xuất đã rất khôn khéo khi quyết định giới thiệu loại bánh này sang nước ngoài và các du khách phương Tây đến Nhật Bản.
Kết quả nhận được thật không ngoài dự đoán, Monaka trở thành thực phẩm xuất khẩu đạt nguồn doanh thu lớn cho các doanh nghiệp sản xuất bánh tại đất nước này.
MANJU – BÁNH BAO
Manju có lớp vỏ được làm từ bột jojo – một loại bột khoai của Nhật, bên trong là phần nhân đậu đỏ xoay nhuyễn. Bánh Maju có hình tròn và hay được biến tấu thêm mắt, mũi, tai tạo hình thù động vật đáng yêu và rất được lòng các em bé nhỏ.
Tuy vậy, vì là đất nước có mùa lạnh kéo dài nên nguồn nguyên liệu bột khoai không dồi dào, số lượng Manju được sản xuất cũng không lớn bằng các loại bánh Wagashi khác.
Hiện tại, nền ẩm thực bánh ngọt của thế giới đã phát triển đến mức cường thịnh với hàng nghìn loại bánh được cho ra đời, thế nhưng với những người yêu mến đất nước và món ngon Nhật Bản thì bánh ngọt Wagashi vẫn luôn chiếm giữ một vị trí đặt biệt không bao giờ thay đổi.
Sở dĩ bánh ngọt Nhật Bản Wagashi để lại dấu ấn trường tồn, bất diệt trong lòng người thưởng mộ chính là nhờ sự chân phương mộc mạc, tất cả đều xuất phát từ thiên nhiên và được tạo ra từ chính bàn tay con người. Thưởng thức Wagashi chúng ta như được đắm chìm trong nét hay cái đẹp giữa lòng Nhật Bản, và cũng không quên cảm phục bàn tay và đức tin tài hoa tuyệt tác của những nghệ nhân danh tiếng muôn đời.