-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạn có sẵn sàng nói “Tôi đồng ý” trong bữa tiệc…ly hôn kiểu Nhật?
19/06/2019
Giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời là lúc bạn nói đồng ý khi được cầu hôn.
Giây phút thiêng liêng nhất là khi bạn nói đồng ý với người bạn yêu trong lễ cưới của hai người.
Và giây phút thanh thản nhất là thời điểm bạn nói đồng ý tại bữa tiệc…ly hôn của chính bạn.
Ly hôn không có gì hơn một sự đổ vỡ, một ký ức tăm tối trong cuộc đời mỗi người. Đó là khi bạn chấp nhận sự thất bại, sai lầm của bản thân khi chọn sai người, khi không thể cùng một ai đó đi đến cuối con đường. Đó cũng có thể là đau khổ cho không chỉ hai người, mà của một đứa trẻ vô tội đã ra đời không đúng lúc.
Tuy nhiên nếu ly hôn là cách duy nhất có thể giải quyết các mâu thuẫn trong tình cảm của bạn, bạn đành phải làm dù không có gì vui vẻ.
Ở Nhật, trái với tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ ly hôn lại khá cao. Thay vì chia ly trong đau buồn, họ quyết định sẽ giải thoát cho nhau bằng cách nói “Tôi đồng ý” trong bữa tiệc ly hôn trước sự hiện diện của gia đình và bạn bè.
Bữa tiệc không vui mang tên “Tiệc ly hôn”
Tiệc ly hôn (De-wedding) được lên ý tưởng bởi một doanh nhân là Hiroki Terai. Rất nhiều cặp đôi đã tốn khoản 55,000 yên để tổ chức bữa tiệc giải thoát cho nhau. Theo Terai, ông đã nhận hơn 900 yêu cầu cho dịch vụ này vào năm ngoái.
“Chúng tôi muốn kết thúc cuộc hôn nhân này một cách chính thức, trao trả tự do cho nhau. Để cả hai bên có thể bắt đầu một cuộc sống hôn nhân mới mà không vướng bận gì.” – Ông Fujii, doanh nhân 33 tuổi trả lời phỏng vấn của Reuters.
Ly hôn vốn không phải chuyện vui để thông báo rộng rãi cũng như để mở tiệc mừng. Vì thế mục đích của bữa tiệc ly hôn này không giống với các bữa tiệc khác. Mục đích chính của nó để giúp những người trong cuộc tránh cảm thấy khó chịu, ngại ngùng sau ly hôn, đồng thời thông báo với gia đình, bạn bè, họ hàng hai bên để tránh các câu hỏi không cần thiết sau khi hôn nhân chấm dứt.
Một trong những nghi lễ của tiệc ly hôn đó là đập vỡ nhẫn cưới. Nếu lúc kết hôn, hai bạn cùng nhau rót sâm panh, cắt bánh cưới, đến khi tình yêu, trách nhiệm không còn, chính hai bạn sẽ là người phá vỡ mối duyên dang dở này bằng cách phá nhẫn cưới cùng nhau. Tuy nhiên nghi lễ này cũng nhận phải vài chỉ trích, cho rằng quá lãng phí khi phá nhẫn như vậy. Thay vì phá, bán lại nhẫn có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn.
Thế nhưng xét về tâm trạng người trong cuộc, có lẽ họ cũng không muốn giữ lại dấu tích gì của mối tình cũ, đặc biệt là nhẫn cưới – thứ gợi lên nhiều kỷ niệm đẹp nhưng đau buồn.
Những ngày sau đó…
Kết thúc bằng tiệc ly hôn là cách khá nhẹ nhàng để kết thúc một cuộc hôn nhân (thay vì một loạt các thủ tục lằng nhằng liên quan đến chia tài sản, tranh quyền nuôi con), chính vì thế những nỗi đau để lại sẽ được giảm phần nào. Chính vì vậy, tiệc ly hôn đang trở thành hiện tượng rất phổ biến ở Nhật.
Hiện nay, ở Nhật lại xuất hiện tái kết hôn với người từng ly hôn. Biết đâu trong tương lai lại xuất hiện một loại tiệc mang tên “tiệc tái cưới”.
Ngày nay việc kết hôn – ly hôn không còn khó khăn với giới trẻ Nhật Bản như trước kia. Có lẽ tư tưởng của giới trẻ Nhật cũng đã thoáng hơn nhiều trong vấn đề hôn nhân. Thế nhưng có lẽ vì vậy mà những giá trị tình cảm chân chính cũng khó giữ được những nét đẹp ban đầu. Người ta dễ đến với nhau và lìa xa nhau hơn cố gắng chấp nhận và thấu hiểu cho nhau.
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?